Ăn gì để tăng sức đề kháng?

Thứ tư - 05/08/2020 02:30
Nâng cao sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, nhất là khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Vậy ăn gì để tăng sức đề kháng?
Ăn gì để tăng sức đề kháng?

Bài viết sau sẽ cung cấp một số lời khuyên đơn giản, dễ thực hiện để nâng cao sức đề kháng bản thân thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Hầu hết các mùa trong năm đều có những loại rau, củ, quả có nhiều loại chất cũng như vitamin với đặc tính chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

an-gi-de-tang-suc-de-khang_phatgiao.org.vn 1

1. Tỏi: Tỏi có chứa protein, carbohydrates, calo và một số dưỡng chất quan trọng khác như vitamin B, sắt, magie, canxi, kali, mangan, photpho,...Bên cạnh đó, hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides được cho là thành phần công hiệu chính của tỏi. Loại thực phẩm này cũng có hàm lượng cao germanium và selen khá cao, trong đó lượng germanium trong tỏi được ước tính cao hơn so với nhân sâm hay trà xanh.

an-gi-de-tang-suc-de-khang_phatgiao.org.vn 2

Có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày. Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi 1 ngày cho 1 người. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều vì ăn quá nhiều cũng có thể gây độc. Chế biến tỏi nên đập dập hoặc cắt lát tỏi sau đó đợi 10-15 phút rồi hãy chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi. Thêm nữa, khi chế biến không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao. Nếu bổ sung tỏi bằng cách nấu nướng thì có thể dùng nhiều hơn 3 tép tỏi trong 1 ngày do trong quá trình nấu nướng một số công dụng của tỏi có thể mất đi phần nào.

2. Các loại quả họ nhà cam chanh: Vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng, bởi Vitamin C làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Các trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh,... Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin C phải đều đặn hàng ngày.

3. Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E và giàu hàm lượng chất C. Đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình. Chìa khóa để giữ các vitamin và khoáng chất trong bông cải xanh là thời gian đun nấu càng ngắn càng tốt, hoặc thậm chí là không cần đun nấu.

an-gi-de-tang-suc-de-khang_phatgiao.org.vn 3

4. Ớt chuông đỏ: Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C gấp đôi so với họ cam quýt. Bên cạnh đó, ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Ngoài việc giúp tăng sức đề kháng, vitamin C còn có tác dụng giữ một làn da khỏe mạnh, còn beta carotene giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.

5. Chuối: Trong chuối có chứa vitamin C, giúp bảo vệ cơ thể và chữa lành chống lại nhiễm trùng. Vitamin này có giá trị trong việc tổng hợp các mô liên kết, hấp thụ sắt và sự hình thành của máu.

6. Hạt hạnh nhân: Hạnh nhân là một trong những loại hạt ngon miệng nhất; ngoài giúp ích cho khả năng miễn dịch còn có lợi cho trí nhớ, sự thông minh và giảm nguy cơ tiểu đường, bệnh tim mạch.

Vì vậy hạnh nhân chính là thực phẩm cung cấp vitamin E hoàn hảo, do nó có một lượng chất béo tốt cho sức khỏe. Một khẩu phần ăn gồm nửa cốc chứa 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ cung cấp 100% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày.

an-gi-de-tang-suc-de-khang_phatgiao.org.vn 4

7. Quả kiwi: Kiwi chứa vitamin C, B, D6, A, magnesium và sắt. Với 1 quả kiwi tươi, bạn có thể hấp thu đủ các vitamin (B, E, C), polyphenol, magnesium, potassium và đồng vi lượng.

Các dưỡng chất này giúp tim mạch khỏe mạnh, tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể.

Nguồn tin: Phatgiao.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây