Theo Trung tâm Y tế Đại học Rochester (Hoa Kỳ), ngay cả một chút căng thẳng cũng có thể dẫn đến các vấn đề về tim như lượng máu cung cấp cho cơ tim không đủ. Đây là chứng rối loạn khi không có đủ máu hoặc oxy đến tim. Hơn nữa, căng thẳng kéo dài có thể làm thay đổi quá trình đông máu. Điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Căng thẳng làm tăng bệnh tim như thế nào?
Huyết áp cao: Theo tiến sĩ Sudhakar Raom - chuyên gia tư vấn Khoa tim mạch can thiệp, Bệnh viện Manipal (Bengaluru, Ấn Độ), căng thẳng có thể gây ra huyết áp cao. Theo thời gian, có thể làm tổn thương tim và mạch máu, do đó làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ trong tương lai. Thiệt hại này là do các hormone như cortisol, epinephrine và norepinephrine.
Tăng lượng đường trong máu: Căng thẳng có thể làm tăng bệnh đái tháo đường tuýp 2, khiến lượng đường trong cơ thể chúng ta tích tụ và gián tiếp làm tổn thương đến tim cũng như mạch máu. Các hormone liên quan đến căng thẳng hoạt động theo cách ngược lại với insulin, do đó làm tăng lượng đường trong máu.
Tăng mức cholesterol: Căng thẳng cũng có thể làm tăng nồng độ lipid như cholesterol toàn phần, chất béo trung tính và cholesterol xấu; từ đó ảnh hưởng đến tim và mạch máu.
Tác động tiêu cực đến lối sống: Căng thẳng ảnh hưởng đến hành vi lối sống của chúng ta. Vì vậy bệnh nhân bị căng thẳng có nhiều khả năng sẽ giảm các hoạt động thể chất, thay đổi thói quen ăn uống như ăn quá nhiều, uống rượu và hút thuốc, tất cả đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tim của bạn.
Nguồn Laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự