Đau bụng mỗi khi căng thẳng có phải biểu hiện của bệnh lý không?

Thứ năm - 04/03/2021 14:23
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình lại thấy bụng mình như bị “thắt lại” mỗi khi căng thẳng? Kèm với đó là những biểu hiện như: buồn nôn và cồn cào bụng khi stress. Các vấn đề về dạ dày là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của căng thẳng và lo lắng.
Đau bụng mỗi khi căng thẳng có phải biểu hiện của bệnh lý không?

Các nhà nghiên cứu đã xác định được mối liên hệ mạnh mẽ giữa ruột và não. Giống như não, ruột chứa đầy các dây thần kinh. Vùng dây thần kinh lớn nhất bên ngoài não có nhiều kết nối thần kinh giống với đường tiêu hóa.

Dù là một sự kiện căng thẳng thần kinh tạm thời, hay lo lắng và stress kinh niên theo thời gian, đều có thể trực tiếp gây ra tổn hại về thể chất cho hệ tiêu hóa. Khi bạn lo lắng, một số hormone và hóa chất do cơ thể tiết ra sẽ đi vào đường tiêu hóa và cản trở quá trình hoạt động. Chúng có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh vật đường ruột hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm sản xuất kháng thể. Kết quả của sự mất cân bằng hóa học có thể gây ra một số vấn về đường tiêu hóa.

Các triệu chứng và tình trạng đường ruột liên quan đến căng thẳng bao gồm: chứng khó tiêu, co thắt dạ dày, tiêu chảy, táo bón, ăn không ngon, buồn nôn,... Một trong những bệnh lý đường ruột thường gặp khi rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài là hội chứng ruột kích thích. Hội chứng ruột kích thích tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bệnh kéo dài làm người bệnh luôn lo lắng căng thẳng mất ngủ, luôn luôn lo sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.

Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng. Các rối loạn chức năng ruột này thường tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy bất cứ tổn thương nào về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột.

Cách khắc phục tình trạng đau bụng khi căng thẳng

Mặc dù căng thẳng là một phần bình thường của cuộc sống và không thể tránh khỏi, nhưng có một tin tốt là bạn có thể kiểm soát căng thẳng để giảm tác động lên dạ dày nhờ điều chỉnh những thói quen trong suy nghĩ và sinh hoạt hằng ngày để đẩy lùi những vấn đề về hệ tiêu hóa.

Hãy tập thói quen nghỉ giải lao và hít thở sau khi làm việc căng thẳng. Cứ sau vài giờ, hãy dừng việc bạn đang làm, hít thở sâu chậm và yên tĩnh một phút. Bạn sẽ ngạc nhiên về hiệu quả. Hơi thở của bạn phải rất chậm, tĩnh lặng và bằng mũi. Căng tròn bụng khi hít vào và hóp sát bụng khi bạn thở ra.

Thay vì lo lắng về những thứ bạn không thể kiểm soát, hãy tập trung vào những thứ bạn có thể kiểm soát, chẳng hạn như cách bạn chọn phản ứng với vấn đề. Phản ứng của bạn là do bạn lựa chọn, bao gồm cả cách phản ứng với các vấn đề về dạ dày. Chấp nhận tình trạng đau bụng, đau dạ dày sẽ làm giảm lo lắng và hạn chế các triệu chứng. Lo lắng quá mức cho dạ dày của bạn chỉ làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.

Ngoài ra, hoạt động thể chất là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng, ngay cả khi chỉ diễn ra trong 15 phút mỗi ngày. Khi bạn tập thể dục, cơ thể sẽ giải phóng các chất hóa học endorphin để tương tác với các thụ thể trong não và kích hoạt cảm giác tích cực trong cơ thể.

Theo Laodong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây