Tại bệnh viện, bệnh nhân được khám lâm sàng và xét nghiệm máu, kết quả hormone tuyến giáp vượt ngưỡng không thể đo được. Bệnh nhân được xác định bị cường giáp, cần điều chỉnh gấp để hạ nhịp tim nhằm tránh biến chứng suy tim.
“Tôi không biết mình bị bệnh tuyến giáp, dù 6 tháng trước đã xuất hiện các triệu chứng khó thở, đặc biệt khi leo cầu thang, chạy bộ, tim đập nhanh… Mỗi lần đến tiết học học thể dục tôi phải xin nghỉ do mệt”, bệnh nhân N. chia sẻ.
Còn bệnh nhân P.T.L.H. (18 tuổi, TPHCM) đã phát hiện cường giáp cách đây khoảng 3 tháng, nhưng do bận học nên hay quên uống thuốc. Mới đây, bệnh nhân ngã xuống tại quán ăn gần trường vì đánh trống ngực, khó thở, yếu tay chân…
Bệnh nhân được tài xế xe công nghệ phát hiện đưa đến bệnh viện. Ngay lập tức các bác sĩ đã truyền dịch, uống thuốc kiểm soát nhịp tim, thuốc kháng giáp. Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân khỏe, hết mệt, nhịp tim ổn định và được về nhà.
Theo BSCKII Trương Thị Vành Khuyên - Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn gấp 10 lần so với nam giới. Tuy nhiên nhiều người chưa quan tâm phòng ngừa bệnh, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Bệnh cường giáp thường gặp ở phụ nữ trẻ từ 20-40 tuổi.
Lý do phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cường giáp cao hơn nam giới do phụ nữ trải qua nhiều cuộc biến động thay đổi nội tiết tố như chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh con… Đồng thời, phụ nữ có tỉ lệ cao mắc bệnh tự miễn hơn nam giới, đây cũng là 1 trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp do tự miễn.
Tại Việt Nam, số lượng người phát hiện bệnh tuyến giáp rất thấp. Phần lớn trường hợp có biến chứng rồi mới biết mình mắc bệnh. Một phần do các triệu chứng của bệnh cường giáp dễ nhầm lẫn với các bệnh khác hay suy nhược cơ thể như khó thở, mệt, yếu cơ tay chân…
Bệnh có nhiều mức độ từ cường giáp cận lâm sàng, cường giáp lâm sàng, cường giáp nặng, bão giáp. Khi hormone tuyến giáp tiết ra ồ ạt quá nhiều hơn mức bình thường thì người bệnh dễ rơi vào cơn bão giáp. Đây là một tình trạng rất nặng, đe dọa tính mạng người bệnh.
Cơn bão giáp thường xảy ra ở người bệnh cường giáp không được phát hiện, hoặc cường giáp điều trị chưa ổn định và có biến cố về sức khỏe như phải phẫu thuật, bệnh nội khoa nặng, sinh nở, dùng iod liều cao để điều trị bệnh khác…
Để chẩn đoán cơn bão giáp, bác sĩ sử dụng thang điểm riêng tên là thang điểm Wartofsky.
Nguồn Laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự