Có thể hình ảnh con nhỏ ngủ ngoan với môi hé mở trông thật dễ thương và ngọt ngào nhưng trên thực tế đó có thể là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Thở bằng miệng khi ngủ không phải là một hoạt động sinh học bình thường. Cơ thể con người được tạo ra tự nhiên để thở bằng mũi và việc thở bằng mũi rất quan trọng khi nó là yếu tố cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe.
Vì mũi lọc không khí chúng ta hít vào, loại bỏ chất độc và các phần tử lạ. Không khí sẽ được làm ẩm và làm ấm khi qua mũi để phù hợp với phổi đồng thời giúp chúng ta ngửi được mọi mùi vị ở thế giới xung quanh. Việc thở bằng miệng có thể thỉnh thoảng diễn ra khi chúng ta nói chuyện hoặc tham gia vào các hoạt động thể chất.
Do vậy nếu trẻ thường xuyên thở bằng miệng lúc ngủ thì có thể trẻ đang gặp một số vấn đề về sức khỏe.
Nghiêm trọng đó có thể là biểu hiện của chứng ngưng thở lúc ngủ. Đây là một chứng rối loạn giấc ngủ xảy ra khi các mô của đường hô hấp trên và vòm miệng mềm sập xuống khi ngủ, làm tắc một phần hoặc hoàn toàn nguồn cung cấp không khí.
Lúc này, não cảm nhận được sự nguy hiểm và tạo ra tín hiệu để đánh thức chúng ta; sau đó các cơ co lại và tạo ra những tắc nghẽn. Những sự gián đoạn này có thể xảy ra từ 5 đến 30 lần mỗi giờ trong suốt cả đêm.
Bản thân chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe về gan, tim và trao đổi chất ở trẻ.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Chicago (Mỹ) cho thấy, những trẻ bị chứng ngưng thở khi ngủ có thể giảm đáng kể lượng chất xám - khu vực xử lý thông tin của não.
Những tổn thương về chất xám xuất hiện trong một loạt các vùng não, bao gồm: vỏ não phía trước - có liên quan đến giải quyết vấn đề, chuyển động, ngôn ngữ, trí nhớ, điều khiển xung lực và phán đoán; vùng vỏ não trước trán - xử lý các hành vi phức tạp, tính cách và lập kế hoạch; vỏ não trán - liên kết với đầu vào các giác quan; thái thùy dương - điều khiển việc nghe và nghe có chọn lọc và cuống não - kiểm soát chức năng hô hấp và tim mạch.
Việc thở bằng miệng nhiều còn có thể gây ra những vấn đề về răng hàm ở trẻ như sâu răng, khô miệng, lệch khớp cắn, cười hở lợi và gây ra các vấn đề khác về thẩm mỹ khuôn mặt.
Ngoài ra, thở bằng miệng khi ngủ cũng có thể do trẻ bị nghẹt mũi vì dị ứng, viêm xoang, mắc các vật cản chẳng hạn như polyp ngăn không cho trẻ thở bằng mũi.
Nguồn tin: Dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự