Chúng tôi quá sức bất ngờ với hành động của giáo sư, chúng tôi không tin ông lại đối xử với mẹ mình như vậy. Bản thân tôi bỗng chốc cảm thấy quá đỗi thất vọng và coi thường, sao ông lại có thể đối đãi với người mẹ đã cao tuổi như vậy?
Chỉ thấy bà cụ vui vẻ hẳn lên và nhanh chóng đến bên cạnh bồn rửa chén, chậm rãi rửa chén, mất khoảng nửa giờ mới rửa xong.
Giáo sư vui vẻ nói với bà cụ: “Xong rồi đó mẹ, mẹ nghỉ ngơi đi nhé!" Ông rửa tay lau mặt, lau tay cho mẹ và đưa bà mẹ về phòng. Sau đó quay bếp và đem chén ra rửa một lần nữa. Lúc này chúng tôi lại bất ngờ lần thứ 2.
Sau khi xong việc, thầy ngồi tâm sự với chúng tôi: “Làm cha mẹ dù sức yếu, bệnh tật thì cũng muốn làm chút gì đó cho con mình. Trong mắt cha mẹ, thì con cái luôn cần sự nâng đỡ của bố mẹ. Thầy để công việc nhẹ cho mẹ làm để bà sẽ cảm thấy con cái vẫn cần có mẹ, bà sẽ thấy cuộc sống của mình thêm ý nghĩa. Hiếu thảo cha mẹ, ngoại trừ việc thương yêu cha mẹ ra, còn phải cho cha mẹ cơ hội để yêu thương chúng ta”.
Lúc nghe giáo sư chia sẻ xong, chúng tôi ai cũng ai cũng ngỡ ngàng, riêng tôi cảm giác lúc đó thật xấu hổ vô cùng vì đã nghĩ sai về vị giáo sư đáng kính của mình.
Sau khi ra về từ nhà thầy, không ai nói ai một lời; chúng tôi đều có bài học của riêng mình.
"Trong mắt cha mẹ, con cái mãi không bao giờ lớn…"
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ buồn!