Nhưng, may thay, mình là con của Phật, ngay lúc ấy chắc bạn sẽ ứa nước mắt, và sực nhớ Phật dạy mình phương pháp “nghe sâu, hiểu thấu, thương nhiều” như công hạnh của Bồ-tát Quán Thế Âm.
Nhớ, và quán chiếu để thấy rằng, trong lời nói chứa dao găm kia người ta đã vô tình cắt cứa không chỉ vào tai, vào tim mình mà còn vào cả... miệng người ta.
Thế gian có câu, “ngậm máu phun người thì miệng mình sẽ tanh hôi trước”, để chỉ cho mọi lời xấu ác, vu oan, giá họa... đều sẽ làm thương tổn nhân cách, đạo hạnh của chính người thực hiện hành vi ấy, trước tiên. Còn, cái phần danh dự bị hạ bệ của ai đó thì thực chất cũng chỉ là nỗi oan, một cơn ác mộng. Ai chịu đựng được thì rồi sẽ qua, mà nếu thong dong đón nhận sự hạ nhục của người được thì biết đâu đấy là cơ hội rèn tâm, trả nghiệp để tâm-trí mình sáng ra, tươi nhuận...
Và, quán thêm tí nữa. Biết đâu mình đã từng dùng những lời ác ý, và cũng từng phun ra đá sỏi, dao găm nơi miệng mình hầu công kích, hạ bệ người khác. Thì, bây giờ, nhận lại, như việc mình đã gieo một hạt giống nên đến lúc hái quả, có gì đâu mà phải bận lòng. Chẳng phải chuyện gì cũng có cái lý của nó sao? Cái lý ở đây được hiểu chính là nhân quả công bằng, được biểu hiện trong chiều sâu quá-hiện-vị lai.
Nghĩ thế, để thấy rằng, người “thủ ác”, nói những lời đay nghiến, xâu xé tâm can người khác vốn đáng thương hơn là đáng trách. Bởi, dù gì thì họ cũng đã, đang gieo một hạt giống xấu xí ở hiện tại này. Đã gieo, đã tạo thì phải nhận, phải gặt ở tương lai. Mà gặt, thì thường gấp bội lần hơn lúc gieo, vì “gieo gió thì gặt bão”, lý ấy, sự ấy rất đương nhiên, không có chi phải cãi, phải bàn...
Nguồn tin: Lưu Đình Long
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự