Ngày ngày đều mới

Chủ nhật - 05/06/2011 06:21
Mọi ngày bắt đầu từ hiện tại, vấn đề là chúng ta làm sao chuẩn bị cuộc sống tốt cho hiện tại và tương lai? Thường chúng ta theo thói quen hay suy nghĩ tưởng nhớ đến những chuyện không vui hoặc những điều chưa mỹ mãn trong quá khứ, sau đó tâm tính cũng chuyển đổi từ trong sáng thành ảm đạm.

Một người nông phu có hai khu vườn, một khu thì trồng hoa hồng, khu còn lại để không, sau khi trải qua một khoảng thời gian, khu vườn không thì vẫn là hoang địa, khu còn lại thì hoa hồng kiều diễm mỹ lệ ngát hương.

Cuộc sống của chúng ta cũng giống như người nông phu này. Khi chúng ta chọn cho mảnh đất tâm hồn mình một lối sống bi quan, thì sau một thời gian chúng ta chỉ thấy sự oán giận uất ức bất an; còn khi chúng ta chọn cho mảnh đất tâm hồn mình một lối sống lạc quan, sau đó sẽ có kết quả tràn đầy hạnh phúc và hy vọng. Hiện tại chúng ta chọn lựa quan niệm nào để nuôi dưỡng cho tâm hồn của mình.

Từ hiện tại bắt đầu, chúng ta mong muốn đối xử tốt với mình không? Chỉ cần chuyển đổi quan niệm của mình thì tâm tính sẽ biến đổi tốt hơn, dưới đây là một số cách thức, chúng ta thử thực hành xem sao.

1. Hướng về điều tốt suy nghĩ: sống trên đời, nếu so sánh mình với mọi người thì luôn có tính tương đối, không thể tuyệt đối được. Nếu so với người giàu nhất nước, thì mình sẽ là người cơ hàn: còn với kẻ khất cái thì mình là phú ông. Nghĩ nhiều về việc tốt, tự nhiên chúng ta sẽ lạc quan mà còn có tự tin hơn.

2. Đối xử tốt với chính mình: đồng thời muốn hưởng thụ thế giới tốt đẹp này, phải bắt đầu từ đối xử tốt với chính mình, làm chủ nhân cho chính mình, học tập phương pháp quan tâm và chấp nhận mình, sau đó tự nhiên sẽ thương mến và giúp đỡ tha nhân.

3. Vì chính mình mà viết một “quyển sách mộng tưởng”: thử đem giấc mộng đã qua của chúng ta để viết lại, sau đó kiết tập thành một quyển sách mộng tưởng.

Ví dụ nếu chúng ta yêu thích danh lam thắng cảnh của đất nước, trong cuộc sống hằng ngày đem tâm sưu tầm các hình ảnh này mà kiết tập thành sách, vì sự yêu thích quyển sách mộng tưởng đó khiến chúng ta sống trong một thế giới riêng, cũng có khả năng biến giấc mộng thành hiện thực.

4. Không cần thay đổi người khác, chỉ nên thay đổi chính mình: chúng ta không thể thay đổi thời tiết, nhưng có thể thay đổi tâm tính của mình: chúng ta không thể thay đổi dung mạo, nhưng có thể thay đổi nụ cười: chúng ta không thể chi phối người khác, nhưng có thể nắm bắt được chính mình: chúng ta không thể mọi việc đều thắng lợi, nhưng mọi chuyện đều thực hiện tận tâm tận lực.

5. Tự khích lệ ý chí: Mỗi ngày trước khi đi ngủ xin dùng vài phút, nghĩ đến ngày nay đã làm được bao nhiêu chuyện thành công, cũng chính là cách đem sự thành công của mỗi ngày để viết lại, tự mình khích lệ cho mình.

6. Kể ra việc hạnh phúc của chính mình: xin đem giấy và bút, suy nghĩ một chút rồi viết lại hạnh phúc của mình, ví dụ: tôi có quan tâm đến mọi người trong gia đình và bạn bè, tôi có công tác ổn định, tin chắc rằng sau khi viết các điều đó xong, chúng ta sẽ phát hiện chúng ta không như trong trí tưởng tượng của mình quá là vô dụng, chỉ vì chính mình chưa hề suy nghĩ trân quý qua.

7. Hoá giải oán giận: Bớt một phần oán giận, thêm một chút khoang dung, thì đâu cần đặt ra việc nỗ lực hoá giải oán giận.

8. Luyện tập phương pháp tự khuyên mình: Khi sắp đối diện với các sự việc có tính áp lực cao, nên tự khuyên chính mình “không quá lo lắng”, “lo lắng không có tác dụng gì hết”, “mình có thể nghĩ ra một số phương pháp để sử lý ổn thoả”, khi sử lý các áp lực của các sự việc này, khuyên chính mình “không quá lo sợ, chỉ nên suy nghĩ mình phải sử dụng phương pháp như thế nào?” Khi sử lý những điều rắc rối này, chúng ta nên tự khuyên “khi gặp công việc chỉ cần tận lực mà thực hiện, thì tâm hồn an ổn rồi, thì còn gì mà phải suy nghĩ nữa.”

9. Chuyển đổi quan niệm, cuộc sống tốt đẹp hơn: chúng ta thường thấy một số sai lầm như, nhận thức lệch lạc, thiếu căn cứ chính xác, lấy một bộ phận lại cho là toàn thể, kết luận không khách quan, đem kết quả đảo ngược thành nguyên nhân, lấy đen thành trắng, đây là một số tập quán phán đoán suy nghĩ không hợp lý, nếu có thể thay đổi được các thói quen này, có thể giảm thiểu được những sự hiểu lầm và xích mích không cần thiết; đối với sự mê lầm của họ, khiến cho chúng ta luôn bị thống khổ trong mê cung thâm hiểm, nếu có người lấy sự sai lầm của người khác mà trừng phạt chính mình, tạo thành sự tự trách quá đáng và mất cảm giác đi sự giúp đỡ của người khác, chỉ có cách là thay đổi sự suy tư sai lầm này, mới có thể xa rời được những cảm giác đáng tiếc đó.

10. Vận dụng trí tuệ và sức dũng cảm để thay đổi những gì có thể: nên thường nghĩ: “chúng ta có trí tuệ phân biệt được đúng sai, cái gì có thể thay đổi được, cái gì không thể cải đổi được, khiến cho chúng ta có tự tin cải đổi những gì có thể, và tiếp nhận những gì không có thể.”

11. Sử dụng các phương thức giảm thiểu áp lực: như tích cực đối diện với vấn đề mà giải quyết sự khó khăn của nó, tìm người khác để tâm sự, hoặc bạn bè để thêm sự ủng hộ và hỗ trợ, luyện tập thể dục thể thao, ăn uống quân bình, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, vui chơi giải trí chính đáng, học tập các kỹ năng để giảm thiểu áp lực (như ngồi thiền, niệm Phật, chơi thể thao, đi du lịch v.v…)

12. Truy cầu một tâm lý kiện toàn: người có tâm lý kiện toàn, tự mình cảm thấy thoải mái và tôn trọng chính mình, biết ưu điểm, và tiếp nhận sự khiếm khuyết không hoàn mỹ: có thể đối phó được các yêu cầu khác nhau của cuộc sống, nỗ lực hoàn thiện các vai trò trong xã hội, tiếp nhận trách nhiệm, truy cầu sự trưởng thành, bồi dưỡng năng lực, làm chủ cá nhân: đối với các vấn đề phát sinh, sử dụng tận lực thích đáng các phương pháp để giải quyết, mình và người khác quan hệ đều rất tốt, bởi vì tôn trọng người khác, thương mến và nghĩ làm thể nào để đem đến lợi ích cho tha nhân.

Từ sự yêu thương chính mình mà có thể thành tâm thành ý thương mến người khác.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây