Sống thật với chính mình bạn sẽ có được người khác quý mến

Thứ năm - 16/05/2013 20:12
Đức Phật nói: “Sướng khổ tại tâm”. Không quan trọng rằng bộ quần áo bạn đang mặc xấu hay đẹp, không quan trọng rằng bạn giàu hay nghèo.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Điều quan trọng là tâm bạn đang nghĩ gì. Là người trần mắt thịt, chúng ta gây ra biết bao nhiêu tội lỗi mà không hề hay biết. Hãy thú nhận những lỗi lầm của mình. Người khác trừng phạt ta không ghê gớm bằng ta trừng phạt chính ta.

Mình ở hoàn cảnh nào thì phải theo hoàn cảnh đó, khi sống đúng với hoàn cảnh của mình, ta chẳng phải lo sợ gì cả. Có xe đạp thì đi xe đạp, có xe máy thì đi xe máy, không có xe thì đi bộ, đừng đua đòi. Đừng tưởng nhớ quá khứ, đừng mong cầu cho tương lai, hãy sống tốt những phút giây hiện tại. Vì quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới. Khi bắt đầu làm một điều gì đó, đừng nghĩ rằng đợi có hứng mới làm việc. Cứ làm việc đi, rồi cảm hứng sẽ ùa tới. “Những kẻ lười biếng sẽ không bao giờ biết rằng chỉ trong hoạt động mới có sự nghỉ ngơi” (Daidan).

Đức Phật nói: “Sướng khổ tại tâm”. Không quan trọng rằng bộ quần áo bạn đang mặc xấu hay đẹp, không quan trọng rằng bạn giàu hay nghèo. Điều quan trọng là tâm bạn đang nghĩ gì. Là người trần mắt thịt, chúng ta gây ra biết bao nhiêu tội lỗi mà không hề hay biết. Hãy thú nhận những lỗi lầm của mình. Người khác trừng phạt ta không ghê gớm bằng ta trừng phạt chính ta. Có câu: “Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già” – những người già chắc chắn sẽ có nhiều kinh nghiệm sống hơn người trẻ. Dù gặp khó khăn, bạn vẫn phải mạnh mẽ. Vì khi mạnh mẽ thì người khác mới dễ dàng giúp được bạn. Còn bạn yếu đuối thì dù người khác có giúp thì bạn cũng khó vượt qua khó khăn lắm. Hãy đóng trọn vẹn vai trò của mình, bạn sẽ hạnh phúc.

Mỗi người một hoàn cảnh, không ai giống ai cả. Khi thấy những người bệnh sống lạc quan, tôi rất thương họ. Họ vẫn chữa bệnh, vẫn lạc quan và sống có ích, đó cũng là sống thực với chính mình. Phải biết bỏ qua những điều nhỏ nhặt (thậm chí là hi sinh)  để có được những kết quả to lớn, như bên lĩnh vực kinh tế gọi là chiến thuật “thả con tép, bắt con tôm”.

Bạn sẽ được người khác quý mến khi sống thực với chính mình.


 

Tác giả bài viết: Nguyễn Hữu Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây