Đạo Phật dưới góc nhìn của các triết gia nổi tiếng thế giới

Thứ bảy - 11/09/2021 22:03
Triết lý siêu việt của đạo Phật đã trở thành một trong những đỉnh cao tư tưởng của lịch sử triết học Đông phương cũng như Tây phương. Phật giáo đã vượt ra khỏi một tôn giáo và là một tư tưởng triết học.
Đạo Phật dưới góc nhìn của các triết gia nổi tiếng thế giới

Chúng tôi xin giới thiệu các phát biểu, suy nghĩ của của một số triết gia nổi tiếng về Phật giáo và Đức Phật.

James Allen (1864-1912)

 
1
Nhà triết học James Allen.
James Allen là tác giả trong lĩnh vực triết học người Anh, được biết đến bởi các cuốn sách và thơ truyền cảm hứng, cũng như một nhà tiên phong trong phong trào tự giúp bản thân. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Khi con người suy nghĩ (As a Man Thinketh) đã được tái bản rất nhiều lần kể từ khi lần đầu tiên xuất bản vào năm 1903.

Thể hiện quan điểm của mình về Đức Phật, nhà triết học James Allen cho rằng: 

"Đức Phật được cho là có cái nhìn về thế giới tâm linh thuần khiết, rực rỡ và hòa bình hoàn hảo, và Ngài đã thể nhập vào trong ấy."

(Khi con người tư duy)

“Buddha beheld the vision of a spiritual world of stainless, beauty and perfect peace, and he entered into it.”

(As a man thinketh)

Karl Jaspers (1883-1969)

 
1
Chân dung triết gia Karl Jaspers.
Karl Theodor Jaspers là một nhà tâm lý học và triết gia người Đức. Ông đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ lên thần học, tâm thần học và triết học hiện đại. Sau khi được đào tạo và thực hành tâm thần học, Jaspers quay sang theo đuổi tư tưởng triết học và cố gắng tìm kiếm một hệ thống triết lý sáng tạo. 
Đạo Phật và Đức Phật dưới góc nhìn của Karl Theodor Jaspers: 
"Trong Đức Phật và Đạo Phật tuôn chảy một cội nguồn mà những người phương Tây chúng ta chưa đề cập đến, và kết quả là có một sự giới hạn với việc thông hiểu của chúng ta. Chúng ta trước nhất phải nhận ra rằng Đạo Phật cách biệt xa chúng ta và từ bỏ tất cả những phương pháp nhanh chóng, dễ dàng của việc đến gần nó[1]. Để tham dự trong tinh túy chân lý của Đức Phật, chúng ta phải chấm dứt những gì chúng ta là."
"Sự thật là cuộc đời của Đức Phật là khả dĩ và cuộc sống của Đạo Phật đã là một thực tiễn trong nhiều vùng ở Á châu, cho đến chúng ta ngày nay - đây là một sự kiện vĩ đại và quan trọng".
[1]Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp
(Những triết gia vĩ đại)
“In Buddha and Buddhism there flows a source which we Westerners have not tapped, and consequently there is a limit to our understanding. We must first of all acknowledgh that Buddhism is far removed from us and renounce all quick, easy ways of coming closer to it. To participate in the essence of Buddha’s truth, we should have to cease to be what we are.”
“The fact that Buddha’s life was possible and that Buddhist life has been a reality in various parts of Asia down to our own day — this is a great and important fact.”
“It points to the questionable essence of man.”
(THE GREAT PHILOSOPHERS)
 

Friedrich Nietzsche (1844-1900)

 
1
Chân dung nhà triết gia Friedrich Nietzsche.
Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844-1900) - triết gia người Ðức, một trong những triết gia lớn nhất nửa sau thế kỷ 19. 

Ông bắt đầu sự nghiệp như là một nhà ngữ văn học và viết nhiều bài phê bình về tôn giáo, đạo đức, các vấn đề văn hóa đương thời, và triết học. Các tác phẩm của Nietzsche nổi bật với phong cách viết của ông, thường mang tính ẩn dụ (aphorism) và nhiều nghịch lý hơn là mức độ thông thường của các bài luận triết học. Nietzsche không được đánh giá cao bởi những người đương thời trong suốt cuộc đời của ông, nhưng đầu thế kỉ 20, ông đã được giới trí thức ở Đức, Pháp và Anh công nhận.

Quan điểm của Friedrich Wilhelm Nietzsche về đạo Phật được thể hiện: 

"Đạo Phật thực tiễn một trăm lần hơn Ki Tô Giáo. Đạo Phật là tôn giáo tích cực chân thành duy nhất chạm trán trong lịch sử."

“Buddhism is a hundred times as realistic as Christianity. Buddhism is the only genuinely positive religion to be encountered in history.”

(THE ANTICHRIST)

Theo Phatgiao.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây