Phật dạy khổ vui trong đời sống ngũ dục

Thứ sáu - 01/10/2021 03:06
Đức Phật thường nhắc nhở các hàng đệ tử, phải có thái độ thận trọng đối với ngũ dục, Ngài không khuyến khích lìa bỏ ngũ dục một cách thái quá, để sống đời sống khổ hạnh ép xác, vì hai lối sống cực đoan ấy đều không đưa đến an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và mai sau.
Đức Phật thường nhắc nhở tất cả mọi người phải biết sự tác hại của ngũ dục, không nên tham cầu quá đáng.
Đức Phật thường nhắc nhở tất cả mọi người phải biết sự tác hại của ngũ dục, không nên tham cầu quá đáng.

Cuộc sống ở thế gian này, ai cũng tham muốn được hưởng thụ năm món dục lạc, sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngọt và thân xúc chạm êm ái là nhu cầu cần thiết mà ai cũng muốn khát khao tìm kiếm, nhằm để thỏa mãn sự khoái lạc của mình.

Ngũ dục là 5 sự ham muốn của một chúng sinh, thích được thỏa mãn đầy đủ năm trần cảnh nên cũng gọi là ngũ trần.

1. Tài dục: Ham muốn tiền bạc của cải, vàng ngọc, tài sản vật chất.

2. Sắc dục: đắm say đam mê sắc đẹp mỹ miều.

3. Danh dục: Tham muốn địa vị, quyền cao chức trọng, danh thơm tiếng tốt.

4. Thực dục: Tham muốn ăn uống cao lương mỹ vị ngon nhiều.

5. Thùy dục: Tham muốn ngủ nghỉ nhiều.

Sắc dục: Ham muốn sắc đẹp, ưa thích tướng tốt. Thinh dục: Ham muốn tiếng hay, dịu ngọt….Hương dục: Ham muốn mùi thơm ngạt ngào….Vị dục: Ham muốn đồ ăn thức uống ngon ngọt…Xúc dục: Ham muốn sự đụng chạm êm ái, dễ chịu….

Người đắm say đam mê theo ngũ dục quá đáng, giống như con chó gặm khúc xương khô, như kẻ cầm lửa đi ngược gió, như ngậm máu phun người dơ miệng mình, như chứa rắn độc trong nhà, hưởng thụ ngũ dục không có chừng mực, điều độ sẽ làm khổ não chúng ta trong hiện tại và mai sau.

Trong Kinh Di Giáo đức Phật dạy: Tỳ Kheo các ông! Đã có thể an trụ trong giới rồi, phải biết kiềm chế ngũ căn chẳng để buông lung theo ngũ dục. Thí như người chăn trâu, cầm roi nhìn nó, chẳng cho phạm vào lúa mạ người, nếu chúng ta để ngũ căn tức mắt tai mũi lưỡi thân…chạy theo ngũ dục… sẽ gây tai hại rất nặng, cũng như ngựa chứng chẳng dùng dây cương chế ngự, chính nó sẽ đưa ta sa vào hầm hố, chông gai…

Ngũ dục lạc là năm đối tượng con người thường tiếp xúc, được Đức Phật nói đến trong rất nhiều bản kinh. Đức Phật thường nhắc nhở các hàng đệ tử, phải có thái độ thận trọng đối với ngũ dục, Ngài không khuyến khích lìa bỏ ngũ dục một cách thái quá, để sống đời sống khổ hạnh ép xác, vì hai lối sống cực đoan ấy đều không đưa đến an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và mai sau.

Thế gian ai cũng muốn mưu cầu hạnh phúc để hưởng thụ ngũ dục lạc gồm có tiền tài, sắc đẹp, danh vọng địa vị, ăn uống thoải mái và ngủ nghỉ tự do, tùy theo phước báo của mỗi người mà có sự sung mãn hay nghèo nàn trong hưởng thụ. Hưởng thụ ngũ dục như là nhu cầu cần thiết của đời sống con người và ai cũng nghĩ rằng đó là điều kiện mang lại hạnh phúc.

Đức Phật thường nhắc nhở tất cả mọi người phải biết sự tác hại của ngũ dục, không nên tham cầu quá đáng. Tiền bạc hay của cải vật chất là phương tiện để nuôi sống chúng ta tồn tại, nhưng nó do ta làm ra chính vì vậy khi ăn uống, ta phải quan niệm ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn. Rồi kế đến là ngủ nghỉ nó cũng là nhu cầu cần thiết, nếu chúng ta chỉ đam mê ham làm giàu để hưởng thụ dục lạc về sắc đẹp thì sức khỏe sẽ bị tàn phá nhanh chóng và tuổi thọ suy giảm.

Đức Phật khuyến khích mọi người hãy nên giảm bớt ham muốn quá đáng, tham cầu trong khả năng của mình, biết tiết độ trong mọi nhu cầu để có sự an lạc thảnh thơi, mà không bị những lo lắng, thất vọng, sợ hãi…làm mình phiền não khổ đau.

Tâm mong cầu, tham muốn các dục là động lực thúc đẩy con người tích cực làm việc để có đời sống ổn định. Vì thế sự tham muốn, mong cầu về các dục khiến cho con người khổ não nhiều hơn là an vui.

Khi chúng ta tham muốn điều gì cũng mang đến niềm vui, hạnh phúc cho chính mình, chẳng hạn như ta cảm thấy thích thú khi ăn ngon mặc đẹp; sung sướng khi ở nhà cao cửa rộng; thoải mái khi đầy đủ các tiện nghi; vui vẻ hạnh phúc khi có vợ đẹp con xinh, và được quyền cao chức trọng, có nhiều tiền của, kẻ hầu, người hạ…

1
Đức Phật chỉ khuyên nhủ chúng ta hãy nên muốn ít biết đủ.

Đức Phật chỉ khuyên nhủ chúng ta hãy nên muốn ít biết đủ, có nghĩa là chúng ta biết tiết chế, biết điều hòa để có được sự thảnh thơi an lạc, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Và tránh được những hệ lụy khỗ đau, trong lo lắng, sợ hãi, thất vọng…do tham muốn quá độ.

Tiền bạc của cải là phương tiện trao đổi để sử dụng hữu ích trong mối quan hệ của đời sống như ăn uống, ngủ nghỉ là nhu cầu cần thiết của con người. Về cơ bản, con người là chúng sinh cõi dục, do dục mà được sinh ra và hiện hữu, con người cần có các nhu cầu ăn, mặc, ở, bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động đi lại, giao tiếp và thưởng thức các cảm xúc khoái lạc giác quan…Con người không thể sống mà không ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí, thư giãn sau khi làm việc.

Tài sản của cải vật chất vốn là huyết mạch để bảo tồn sự sống cho tất cả mọi người. Mạch nhảy, máu lưu thông chạy khắp cơ thể nên con người mới sống và tồn tại. Tài là khả năng con người có được nhờ học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi, luyện tập và biết vận dụng phát huy vào trong đời sống để mưu cầu hạnh phúc.

Ở đời ai cũng có tài dù nhiều hay ít tùy theo khả năng mỗi người. Từ tài năng đó con người làm ra đồng tiền để nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần xây dựng an vui, hạnh phúc cho xã hội. Tài sản nói chung bao gồm tất cả phương tiện vật chất liên quan đến đời sống con người, trong đó có vàng, bạc, tiền, nhà cửa và ruộng đất.

Ngày xưa, khi con người chưa biết xài tiền nên chỉ trao đổi hàng hóa bằng các phương tiện vật chất để đáp ứng nhu cầu sinh sống. Sau này con người văn minh, tiến bộ nên chế ra tiền để làm phương tiện cân bằng giá trị vật chất, tiền là đầu mối quan trọng làm con người đam mê phát huy tài năng để có được nhiều tiền.

Theo Phatgiao.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây