Cổ nhân dạy: "Nhàn cư vi bất thiện". Lúc thư nhàn là thời gian thuận lợi để đầu óc con người sản sinh ra những tạp niệm. Những tạp niệm ấy lại tiếp tục sản sinh ra những ý nghĩ bất thiện. Những ý nghĩ bất thiện sẽ khiến ta làm ra nhiều việc bất thiện hơn. Nhàn vừa tạo ra bất hạnh cho người khác, vừa mang đến đau khổ cho bản thân. Có thể nói, quá nhàn chính là căn nguyên của mọi tệ nạn và đau khổ trên thế gian.
Quá nhàn hạ là cách hủy hoại một con người nhanh nhất
Cả ngày không làm gì, sẽ sinh ra thói quen lười biếng, lo lắng, bồn chồn. Dần dần, bạn sẽ trở nên ỷ lại, mất khả năng cầu tiến và cô gắng. Ngược lại, người chăm chỉ luôn có một cuộc sống lành mạnh. Bởi vốn dĩ lao động là vinh quang.
Nhàn hay u sầu, lười hay bệnh tật
Cuộc sống nhàn hạ sẽ khiến ta không có việc để làm, không có điều để nghĩ. Chính vì lẽ đó mà đầu óc trở nên mụ mị, hay suy nghĩ lung tung, rồi tự chuốc lấy ưu phiền vào người. Đồng thời, những người ham ăn lười làm, thân thể sẽ trở chậm chạp yếu ớt, đầu óc trì trệ và mơ hồ, rất dễ rước bệnh vào thân.
Những câu nói thấm thía dành cho kẻ lười biếng:
1. Sự Lười biếng khiến bạn khổ sở hơn, phải chạy tăng tốc hết sức mình, phải cố gắng gấp 5, gấp 10 mới đuổi kịp người khác.
2. Dùng mánh khóe, thủ đoạn sẽ không giúp bạn thành công hơn, mà sẽ nhấn chìm bạn vào những cửa ải, khó khăn vô cùng nguy hiểm hơn. Đường đến thành công không có lối tắt, càng không có cửa cho sự thủ đoạn.
3. Sự thoải mái, an nhàn không dưng mà có. Sướng trước không sau.
4. Một cuộc đời thoải mái và một cuộc đời lười biếng là hai chuyện khác nhau. Khi xuống mồ rồi sẽ tha hồ mà ngủ.
5. Hỡi những kẻ lười biếng, hãy thức tỉnh và đừng trì hoãn nữa. Đừng mơ ngủ trong khi thế giới mình đang sống là thực tế với những áp lực, đòi hỏi và cơ hội.