Lễ vật của đôi vợ chồng trong ngày cưới còn đẹp hơn cả lời thề non hẹn biển

Thứ năm - 29/11/2018 22:45
Thời xưa, loại quả ngọt như táo và hạt dẻ, hạt hồ trăn, ngoài ra còn có thịt khô đều là những lễ vật xuất giá của cô dâu; còn nhà traiLễ vật của đôi vợ chồng trong ngày cưới còn đẹp hơn cả lời thề non hẹn biển. (Ảnh từ blogspot) thì mang đến một cặp chim nhạn. Những lễ vật này đều mang trong nó ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Lễ vật của đôi vợ chồng trong ngày cưới còn đẹp hơn cả lời thề non hẹn biển

“Trước cửa có một gốc táo, năm lại qua năm vẫn không già đi. Bà không gả con đi thì làm sao có cháu để bồng”. Đây là một bài ca dao không biết do ai sáng tác vào thời nhà Tùy mang tựa đề “Bài ca bẻ nhành cây dương liễu”, được rất nhiều người truyền nhau hát.

Lời bài hát dung dị dễ hiểu, đó là lời nói hộ cho những cô gái đang chờ được xuất giá, hay là lời ngỏ muốn lấy vợ của các chàng trai? Thật chưa thể xác định được, nhưng chúng ta có thể thấy trong bài hát này có dùng “cây táo” để chỉ những cô gái đến độ tuổi kết hôn; gốc táo ở trước cửa cũng thể hiện rằng nó có vai trò quan trọng trong gia đình và hôn nhân.

Thời xưa, loại quả ngọt như táo và hạt dẻ, hạt hồ trăn, ngoài ra còn có thịt khô đều là những lễ vật xuất giá của cô dâu – là lễ vật trong lễ gặp đầu tiên với nhà trai, để tặng cho cha mẹ nhà trai dùng.

Như trong “Lễ ký – Khúc lễ hạ” có ghi: “Sự chân thành của nhà gái thể hiện qua các lễ vật như hồ trăn, cây củ, thịt khô, táo và hạt dẻ”. Táo và hạt dẻ là những thứ thường hay dùng để làm lễ vật nhất.

Trong sách sử “Quốc ngữ” thời Chiến Quốc có viết: “Đồ lễ gặp mặt giữa vợ chồng, chỉ đơn giản có táo, hạt dẻ để thưa lời với nhau thôi”. Những lễ vật này đều thể hiện cho sự “kính trọng” trong hôn nhân.

Tại sao cô dâu lại tặng những món như táo, hạt dẻ… cho nhà trai để làm lễ vật gặp mặt lần đầu với nhà trai?

Cô dâu tặng lễ gồm “táo” (đồng âm với “tảo”: sớm) mang ngụ ý sớm quán xuyến tốt gia đình, tặng “hạt dẻ” (âm Hán Việt là “lật”, đồng âm với lợi) mang ngụ ý thuận lợi luôn bên cạnh nhau đến già.

1
Cô dâu tặng lễ gồm “táo” (đồng âm với “tảo”: sớm). (Ảnh: Internet)

Các loại quả có thịt chắc như táo, hạt dẻ, hồ trăn và thịt khô vào thời xưa đều được xem là “thượng phẩm”, dùng trong việc cúng tế, ngoài ra còn là thực phẩm trong cung đình cho hoàng đế, do vậy nhà gái dùng những thứ này để làm lễ vật gặp mặt tặng nhà trai để bày tỏ thành ý kính trọng.

Ngoài ra, mỗi một lễ vật lại mang một ngụ ý riêng biệt, đây cũng là một nét nghệ thuật văn hóa ngôn ngữ chơi chữ được sử dụng rộng rãi trong văn hóa truyền thống Trung Hoa từ xưa đến nay. Lễ vật gặp mặt của cô dâu đã bày tỏ sự chân thành của mình đối với hôn nhân như thế nào?

Một là lấy tên để thể hiện ý nghĩa: lấy sự đồng âm của lễ vật để thể hiện ý muốn nói, táo để chỉ “tảo ” (sớm); hạt dẻ thì chỉ “biết sợ hãi mà sửa chữa” (xem thêm trong “Lễ ký chú sớ”), để thể hiện một tấm lòng thành kính, lúc nào cũng luôn tự xét bản thân mình xem đã làm tốt vai trò một người vợ tốt hay chưa? Đã trọn trách nhiệm với gia đình hay chưa? Đồng thời cũng sửa chữa chỉnh đốn lại bản thân mình.

1
Hạt dẻ thì chỉ “biết sợ hãi mà sửa chữa”. (Ảnh: Internet)

Hai là lấy tính chất để diễn đạt ý nghĩa: lấy tính chất của lễ vật để thay lời muốn nói, táo đỏ tượng trưng cho trái tim đỏ nồng ấm chân thành, hồ trăn và hạt dẻ tượng trưng cho ý chí kiên định không thay đổi. Luôn giữ tấm lòng chân thành với người chồng, đồng thời cũng giữ lời hứa chắc nịch với hôn nhân.

 

Ba là lấy vị để thay lời muốn nói: hình dáng cây củ (nho khô phương Đông) giống như san hô, còn có tên khác là mận đá, có vị ngọt; thịt khô là thịt được ướp với gừng, vỏ quế, rồi đem nướng, phơi thành thịt khô (thịt khô được cắt miếng hình vuông, hơi dài), có vị thơm phức. Những món này đều tượng trưng cho hôn nhân ngọt ngào, gia đình có thể vượt qua được những thử thách nảy lửa mà mãi thơm phức.

Người xưa truyền lại câu nói “Táo (tảo) sinh quý tử” (Sớm sinh quý tử), và câu “Chiến chiến lặc lặc” đều là sự diễn tiến của táo và hạt dẻ theo văn hóa truyền thống Trung Hoa. Cô dâu dùng táo, hạt dẻ, cây củ và những loại quả mang ý nghĩa tốt đẹp khác để làm lễ vật gặp mặt nhà trai, nhằm thể hiện tấm lòng chân thành kính trọng, luôn ở bên cạnh đến tuổi già, và mong muốn một cuộc hôn nhân mới, gia đình mới thật ngọt ngào êm ấm.

Chú rể tặng chim nhạn ngụ ý giữ hẹn không làm mất đi đạo đức, phép tắc

1
Chú rể tặng chim nhạn ngụ ý giữ hẹn không làm mất đi đạo đức, phép tắc. (Ảnh: Internet)

Vậy thì bên nhà trai khi rước dâu sẽ tặng những lễ vật gì? Trong “Bạch hổ thông nghĩa” có ghi chép: “Lúc rước dâu lấy chim nhạn làm lễ vật nạp trưng” (nạp trưng là nộp lễ vật hoàn thành lễ cưới), và các lễ vật đính ước phải chuẩn bị thành cặp thành đôi.

Vậy việc sử dụng chim nhạn tượng trưng cho điều gì? Ở đây cũng lấy đặc điểm của chim nhạn để gửi gắm ý nghĩa. Chim nhạn là một loài chim di cư, khi thời tiết thay đổi, chúng sẽ bay về phía Nam vào mùa đông để tránh đông và trở về vào mùa xuân, bất kể là ở đâu thì chúng “luôn luôn bay đi và bay về đúng thời điểm”, ở đây mang ngụ ý giữ lời hứa với người vợ. Hơn nữa, chim nhạn còn có một thói quen “bay thành hàng và dừng thành lối”, điều này thể hiện cho việc gia đình luôn có trật tự lề thói, và không vượt qua phép tắc nề nếp.

Thử nghĩ xem, hai bên vợ chồng biết tôn trọng lẫn nhau, kiềm chế được bản thân không nóng giận, tảo tần siêng năng quán xuyến gia đình, vững chắc kiên định không thất tiết, luôn chú ý giữ gìn nề nếp gia đình, để làm tốt trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, đây không phải chính là sự đảm bảo cho một cuộc hôn nhân có thể vượt qua được các thử thách khó khăn đó sao?

Lời cam kết chân thành ngày qua ngày, năm qua năm này thực sự sẽ thúc đẩy được những hành động thực tiễn để xây dựng nên một gia đình ngọt ngào, đó há chẳng phải còn chân thật và hữu ích hơn những lời thề non hẹn biển đó sao?

Văn hóa Trung Hoa lấy những món vật tự nhiên để đưa vào những ngụ ý sâu sắc, thật là có trí tuệ vô cùng cao thâm, tất cả những ai dù cao quý hay bình thường đều có thể hiểu được.

Lời cam kết chân thành ngày qua ngày, năm qua năm này thực sự sẽ thúc đẩy được những hành động thực tiễn để xây dựng nên một gia đình ngọt ngào, đó há chẳng phải còn chân thật và hữu ích hơn những lời thề non hẹn biển đó sao?

Văn hóa Trung Hoa lấy những món vật tự nhiên để đưa vào những ngụ ý sâu sắc, thật là có trí tuệ vô cùng cao thâm, tất cả những ai dù cao quý hay bình thường đều có thể hiểu được.

Nguồn tin: Tinhhoa.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây