Trong cuộc sống, thông thường khi xảy ra xung đột với người khác, con người sẽ đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác, rất ít người có thể tĩnh tâm, nhìn lại bản thân, tìm ra lỗi sai của mình, từ đó sửa sai, giảm bớt mâu thuẫn, hoàn thiện bản thân hơn.
Ví dụ, khi hai vợ chồng cãi nhau, dù biết rõ hai bên đều có lỗi nhưng vẫn không ai chịu nhường ai. Để bảo vệ bản thân, họ sẵn sàng nói ra những lời lẽ cay nghiệt một cách vô thức khiến người khác tổn thương.
Hay như trong công việc, khi sếp chỉ ra sai sót, nhân viên có thể dễ dàng tìm được nhiều lý do để biện minh như “do đồng nghiệp không hợp tác”, “do tắc đường”,…
Trên thực tế, dù là trong cuộc sống hay trong công việc, khi gặp sự cố, chúng ta không nên phàn nàn, đổ lỗi. Điều cần làm là tìm ra nguyên nhân từ chính mình, cảm thông cho mọi người nhiều hơn, có như vậy thì cuộc sống mới được vui vẻ, đặc sắc và ngày càng tiến bộ.
Bởi vì khi đổ lỗi cho người khác sẽ gây ra hiềm khích, khiến họ hận mình. Còn khi dùng trái tim yêu thương để cảm thông cho mọi người thì thế giới mới trở nên tốt đẹp hơn.
Điều khó làm nhất của một người chính là tự xét lại mình, giống như mắt chúng ta có thể nhìn thấy tất cả nhưng lại không thể nhìn thấy lông mi của chính mình.
Việc xét lại mình giúp chúng ta nhìn rõ khuyết điểm của bản thân để sửa chữa lại lỗi lầm, nhờ vậy chúng ta sẽ ngày một tốt hơn.
Trên đường đời, chúng ta sẽ có nhiều lúc gặp khó khăn, thất bại, những lúc như vậy chúng ta chỉ biết oán trời trách đất, đổ lỗi cho người, cho hoàn cảnh. Có khi nào chúng ta nghĩ rằng nguyên nhân vấn đề đến từ chính bản thân chúng ta?
Vì vậy, bất kể khi xảy ra việc gì, đầu tiên chúng ta hãy nhìn lại bản thân, nhìn rõ ngọn nguồn sự việc để tìm kiếm bước đi tiếp theo.
Nếu đó là vấn đề đến từ chính chúng ta thì việc cần làm là nhận sai, đồng thời biến khuyết điểm thành ưu điểm. Nếu vấn đề không phải đến từ tự thân thì chúng ta cũng có thể lấy đó làm gương để nhắc nhở chính mình.
Soi xét lại bản thân mỗi ngày, chúng ta sẽ không ngừng tiến bộ và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Trong cuốn sách “Mạnh Tử” có đoạn viết: “Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ”, ý nói là khi gặp thất bại, việc đầu tiên cần làm là quay lại tìm nguyên nhân thiếu sót ở mình.
Không phải chỉ khi gặp nghịch cảnh chúng ta mới cần xem xét bản thân mà ngay trong cuộc sống hằng ngày chúng ta cũng cần nhìn lại chính mình. Xem xét lại mình là con đường hoàn thiện mà mỗi người đều phải đi qua. Biết nhìn lại bản thân và sửa đổi là chúng ta đã có thể làm chủ được tâm hồn và số phận của chính mình.
Nhà văn người Mỹ Franklin rất giỏi trong việc tìm ra vấn đề ở bản thân, ngay từ khi còn trẻ, ông đã liệt kê ra 13 khuyết điểm mà ông đang mắc phải như: Lãng phí thời gian, lo lắng về những điều nhỏ nhặt, tranh cãi với người khác,…
Để khắc phục những thiếu sót này, ông đã ghi một cuốn nhật ký đức hạnh, trong chỉ ra 13 khuyết điểm cần hoàn thiện. Mỗi ngày ông đều ghi chép lại hành động của mình để đối chiếu với những điều ghi trong nhật ký.
Trên đời không có ai là hoàn hảo, những người hay được người khác khen ngợi không phải bởi họ không bao giờ mắc lỗi, mà bởi vì đó là những người biết nhìn lại, sửa đổi lỗi lầm của chính mình.
Những người không biết nhìn lại mình thường sẽ tìm nhiều lý do để bào chữa cho bản thân, thời gian lâu, họ sẽ bị thất bại mà không biết nguyên nhân dẫn đến thất bại là ở đâu.
Nguồn Tinh hoa
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự