Khó lường được tử thần trong cá nóc
Tại
cảng cá Lagi (huyện Hàm Tân), ông Trần Phụng, chủ tàu BT 213 chỉ vào đám người
gồm nhiều thanh niên, phụ nữ... đang ngồi nhặt cá trên boong, hắng giọng:
"Thuyền của tui chủ yếu đánh cá cơm. Mấy năm trước và bây giờ vẫn vậy, mỗi
lần xé cá đều có lẫn cá nóc, loài cá thịt ngon như thịt gà nhưng độc chết người.
Có rất nhiều người đến chùa nhờ khám,
chữa bệnh
Từ
đầu năm 2006 về trước, nhiều chủ tàu mặc nhiên buôn bán cá nóc lẫn với cá cơm
cho các hộ làm nước mắm. Trước nguy cơ độc tố từ mấy con cá tử thần này có thể
gây chết người, lãnh đạo tỉnh đã có văn bản cấm việc mua bán cá nóc. Ai vi phạm
sẽ phạt nặng. Bởi vậy tui phải thuê người phân loại cá, nếu gặp cá nóc thì vứt
bỏ".
Như ông Phụng, ông Tám Sửu, chủ tàu BT 321 lúc neo tàu tại cảng cá Phan Thiết,
tiết lộ: "So với 2 tỉnh có chung vùng biển là Bà Rịa - Vũng Tàu và Ninh
Thuận, biển Bình Thuận đặc biệt nổi trội về sản lượng cá nóc. Có khi tôi bủa
trúng luồng gần nửa tấn cá độc này.
Hồi tỉnh còn làm chưa nghiêm cái vụ mua bán cá nóc, nhẩm tính sau mùa cá tôi
bán gần 2 tấn cá nóc đấy. Đây chính là lý do mà anh em đi bạn (người đi
biển) ở các nơi gọi Bình Thuận là "thủ phủ cá tử thần" hay "cá
thần chết".
Theo kỹ sư Đào Việt Hà (Viện Hải dương học Nha Trang), độc tố cá nóc là chất
tetradotoxin, tập trung chủ yếu ở các cơ quan nội tạng như gan, ruột, trứng,
da. Người bị ngộ độc cá nóc có biểu hiện đau khớp, đau cơ đùi, huyết áp hạ,
giãn đồng tử, mắt sung huyết, mạch chậm, suy hô hấp, nếu không cấp cứu kịp thời
sẽ dẫn đến tử vong.
Nhà chùa đã chữa trị cho khá nhiều người
Đại
đức Thích Thanh Phước, người đang nắm giữ nhiều bí quyết hóa giải nọc độc loài
cá tử thần, chia sẻ: "Nhiều ngư dân bị ngộ độc được thầy chữa trị cho
biết, họ nghĩ rất đơn giản, nếu bỏ nội tạng thì an toàn.
Vấn đề là các tài liệu chuyên ngành cho biết, tùy mùa, tùy giống loài và tùy
vùng biển, nọc cá nóc có khi ẩn trong thịt. Mùa này cá không độc nhưng mùa khác
thì có độc. Người ta tự đẩy tính mạng của chính mình và người thân không chỉ vì
xem miếng ăn hơn mạng sống mà còn vì thiếu hiểu biết".
"Thần y áo nâu"
Anh
Nguyễn Sáu, ở thôn Hồ Lân, một trong số nhiều ngư dân từng suýt bị cá nóc lấy
mạng, nhớ lại: "Hai năm trước, dù làm rất sạch nhưng sau 5 giờ đồng hồ
động đũa lai rai cùng 3 anh em đi bạn, tôi thấy miệng đắng nghét, toàn thân co
giật.
Biết mình "dính đạn" và biết tiếng sư Phước có phương thuốc hóa giải nọc
độc hiệu nghiệm, tôi liền bảo người nhà đưa đến thầy. Sư Phước đổ vào miệng tôi
thứ nước vô cùng đắng, vài phút sau thì những triệu chứng kia lặn dần. 1 giờ
sau thì tôi đi lại tỉnh bơ. Chỉ chậm một chút là vong mạng".
Loài cây thành phần chính của bài thuốc
hóa giải độc
cá nóc được sư trồng trong khuôn viên chùa để chủ động khi cần
thiết.
Ngư
dân Trần Mười, ở thôn Thắng Hải kể lại sự cố nhớ đời: "Ở vùng biển này có
loại mực tuộc đốm xanh có độc tố gần giống với độc tố trong cá nóc. Hôm đó hết
mồi nhậu, cứ tưởng đem xào chín thì độc gì cũng tiêu nên thay vì vứt đi, tôi
đem mấy con mực làm sạch rồi tung lên lửa.
Vừa quất vào thì cảm giác tê lưỡi, buồn nôn ập đến... Khi đó đường đến trạm xá
xa hơn chùa Linh Quang, vả lại sợ đến không gặp bác sĩ, trong khi đó sư Phước
lúc nào cũng có mặt tại chùa để bốc thuốc, châm cứu cho bệnh nhân nên người nhà
đưa tôi vào chùa. Được sư cho uống thứ nước bằng cây cỏ, khoảng 20 phút sau tôi
dần ổn định".
Đại đức Thích Thanh Phước tâm tình: "Kinh nghiệm dân gian có một số bài thuốc
dùng trong trường hợp khẩn cấp khi có người bị ngộ độc cá nóc như cho bệnh nhân
uống nước bí đao, rễ cỏ tranh tươi, lá khoai lang non (giã nát, vắt lấy nước)...
Nhưng với những trường hợp ngộ độc nặng thì những bài thuốc dân gian này chẳng
phát huy hiệu dụng mấy. Bài thuốc mà thầy dùng là tổng hợp các cây thuốc
- Sử dụng như thế nào, thưa thầy?
- Đem phơi khô rồi bốc mỗi thứ một ít sắc nước. Tùy tình trạng ngộ độc của bệnh
nhân mà gia giảm thành phần 3 vị thuốc chính cho phù hợp. Không chỉ hóa giải
nộc độc cá nóc, bài thuốc này còn hóa giải nhiều chứng ngộ độc khác.
- Nhưng nếu không có kinh nghiệm chữa trị thì không được tự ý sử dụng bởi không
những không cứu được người mà còn khiến họ mau chóng trở thành người
thiên cổ.
“BS
Trương Thế Dũng (trưởng đoàn Y bác sĩ Tình nguyện Niềm Tin):
Việc sử dụng các loài thảo dược giải độc cho bệnh nhân tùy thuộc vào kinh
nghiệm chữa trị của từng lương y. Vấn đề là ngành y tế đã có những phác đồ điều
trị chứng ngộ độc cá nóc rất hiệu quả. Khi có triệu chứng ngộ độc, bệnh nhân
cần được đưa đến điều trị ở các cơ sở y tế nơi gần nhất nhằm tránh biến chứng
xấu có thể xảy ra”.
Nguồn tin: Bee
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự