- Xin ông cho môt ví dụ.
- Phật pháp, pháp luật, người, thú, mặt trăng, mặt trời, cây cỏ, núi sông, một bài thơ, một áng mây, một lời nói, không khí, một suy tưởng, một kinh nghiệm, một hình ảnh trong giấc mơ … đều thuộc về “pháp”.
- Như vậy “pháp” có trước hay “Phật pháp” có trước?
- “Phật pháp”, ý ông muốn nói về giáo lý do Đức Phật chỉ dạy?
- Vâng, đúng thế.
- Xét về mặt sự thì “pháp” có trước “Phật pháp”. Xét về mặt lý thì “pháp” và “Phật pháp” đồng thời cùng có.
- Thật khó hiểu quá!
- Chúng sinh cũng như mọi pháp có trước, Phật là bậc giác ngộ có sau, vậy “pháp” phải có trước “Phật pháp”. Tuy nhiên về mặt lý lại cho ta biết mọi pháp đều là “Phật pháp”. Cây cỏ, núi sông, người vật… đều do duyên sinh và vô thường cả, vậy không phải chúng trùng hợp với “Phật pháp” do chư Phật chỉ dạy sao. Tự chúng đã cho ta một bài học tương đồng mà ta không nhận ra mà thôi. Tuy nhiên dù không do chư Phật chỉ dạy thì “phật và pháp” cũng đồng thời xuất hiện một lúc.
- Ông có mâu thuẫn không khi nói như vậy?
- Tôi nói hai chữ “phật pháp” ở đây là hai chữ không viết hoa, chứ không phải
chữ “Phật” viết hoa, chỉ cho Đấng Giác Ngộ được đề cập trước đó. Chữ “phật” không
viết hoa chính là tánh giác, tánh biết của ông, của tôi và của mọi sinh vật.
Ông thấy và nhận biết người vật, sự việc, hay pháp là do tánh biết của
ông.
Nếu không có “cái biết” thì không có “pháp”, và ngược lại không có “pháp”
thì không có “cái biết”. Chúng đồng thời xuất hiện nên cũng gọi là “phật
pháp”. Chúng không thể tách rời nhau được, cái này có thì cái kia cũng
có.
Từ đó chúng ta nhận ra chúng là hai nhưng cũng là một, không phải hai, không phải một, vừa hai vừa một, không phải vừa hai vừa một, vượt khỏi đối đãi để tiểu ngã thể nhập với đại ngã, siêu vượt không ngăn ngại, không còn một dấu vết để bám víu, nói năng bàn luận. Đó chính là chỗ “vô ngôn, tuyệt cú”.
- Như vậy “phật pháp” cũng chính là “pháp Phật”.
- Một sống, một chết, sao ông lại lầm lẫn vậy?
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự