Về nhà đọc mới biết là họ chỉ lợi dụng danh hiệu Phật ở tiêu đề, còn nội dung thì tuy có tính khuyến thiện nhưng rất nhảm nhí (đại loại là có thần tiên xuất hiện ở núi Châu Đốc phán truyền… nên làm lành tránh dữ), lại khuyên phải sao chép ra nhiều bản để gữi cho nhiều người sẽ gặp may mắn, nếu không làm ắt sẽ bị tai họa. Xin hỏi, một người Phật tử mà còn tin tưởng và làm theo những khuyến dụ ấy có tổn phước không? Nếu vô tình nhận được các văn bản như thế thì xử lý thế nào?(V.D, Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, TP.HCM)
Đáp: Bạn V.D thân mến!
Hiện nay, các dạng tờ rơi, văn bản, tài liệu, sách… chứa nội dung ngoài Chánh pháp nhưng lại núp bóng hay nương dựa theo danh hiệu, hình ảnh chư Phật, Bồ tát có rất nhiều. Nhất là những tờ rơi luôn kèm theo lời hù dọa nếu không photo và phát tán cho những người khác thì sẽ bị trừng phạt hay bị tai nạn thảm khốc nên người nhận được thường lo lắng, sợ hãi rồi tìm cách phân phát cho người khác.
Do đó, người Phật tử khi tiếp xúc với các ấn phẩm lạ, xuất xứ không rõ ràng thì không nên vội tin mà cần cẩn trọng, đọc kỷ nội dung rồi thẩm định qua ba dấu ấn Chánh pháp (Tam pháp ấn). Xét thấy phù hợp với tinh thần Tam pháp ấn (Vô thường-Khổ-Vô ngã) thì tin tưởng và hành trì theo. Nếu biết rõ không phải Chánh pháp mà mang sắc thái tà kiến, mê tín dị đoan thì chúng ta nên mạnh dạn… đốt bỏ, kiên quyết không tin theo, không truyền bá và nhất là không có gì phải sợ hãi những lời hù dọa ấy cả.
Nếu thấy người Phật tử nào (vì không mấy am hiểu nên lo sợ) mà truyền bá những tờ rơi ấy thì chúng ta nên phân tích, giảng giải cho họ hiểu Chánh pháp để chấm dứt.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự