Niệm thầm có tốt bằng niệm thành tiếng?

Thứ sáu - 17/07/2015 08:30
HỎI: Tôi đã quy y Tam bảo và niệm Phật hàng ngày. Theo tôi hiểu là khi niệm Phật, cần niệm thành tiếng, từ tốn, rõ ràng. Dù đã có tuổi nhưng nhìn chung việc niệm Phật của tôi khá suôn sẻ, tâm an định.

Tuy nhiên gần đây, nhất là những ngày trời trở lạnh, cứ niệm thành tiếng một lúc là cảm thấy khó chịu, mũi họng sụt sịt, có đôi lúc hắt hơi... làm cho việc tu niệm bị gián đoạn. Dù đã có tuổi nhưng nhìn chung việc niệm Phật của tôi khá suôn sẻ, tâm an định. Tuy nhiên gần đây, nhất là những ngày trời trở lạnh, cứ niệm thành tiếng một lúc là cảm thấy khó chịu, mũi họng sụt sịt, có đôi lúc hắt hơi... làm cho việc tu niệm bị gián đoạn. Tôi đã chuyển sang niệm thầm thì thấy có vẻ tốt, ngồi niệm được lâu hơn, và quan trọng là, hình như lắng được vọng tưởng hơn khi niệm thành tiếng. Song tôi rất băn khoăn và mong muốn quý Báo cho biết việc niệm thầm như tôi đã làm thời gian qua là có được phép hay không? Và nếu được phép thì việc niệm thầm có tốt bằng niệm thành tiếng không?

(NGUYỄN BÁ BÁI, baingba@gmail.com)

ĐÁP: Bạn Nguyễn Bá Bái thân mến!

Niệm Phật có nhiều cách, thường thì người mới thực tập niệm Phật, cần “niệm thành tiếng, từ tốn, rõ ràng”. Miệng niệm, tai lắng nghe sẽ giúp cho hành giả dễ dàng nhiếp tâm ý vào danh hiệu Phật. Tuy vậy, niệm thành tiếng sẽ khiến cho người niệm mau mệt, mất nhiều sức đồng thời gây ra một số trở ngại cho người khác nếu nhà hẹp, người đông.

Khi đã niệm Phật thành tiếng khá thuần thục, hạt giống niệm Phật được gieo trồng trong tâm khá dày thì hành giả có thể chuyển sang niệm thầm. Lúc này miệng không niệm mà ý niệm, dù vắng lặng nhưng tai vẫn nghe tiếng niệm rõ ràng, tâm rõ biết tất cả. Niệm thầm ưu việt hơn niệm thành tiếng là ít mệt, không gây trở ngại gì cho mọi người xung quanh, nhất là chánh niệm sâu sắc hơn.

Trong công phu niệm Phật, có thể chọn cho mình một cách niệm thành tiếng hay niệm thầm, hoặc phối hợp cả hai tùy theo tình trạng thân và tâm đương tại của mình. Đơn cử như, khi niệm thầm cảm thấy bị hôn trầm, dật dờ nhiều (hay vọng tưởng nhiều) thì có thể chuyển sang niệm thành tiếng. Ngược lại, nếu niệm thành tiếng thấy mau mệt, hụt hơi, khó nhiếp tâm thì chuyển qua niệm thầm sẽ dễ nhiếp tâm hơn.

Nói chung, niệm thành tiếng hay niệm thầm đều được, đều là phương tiện. Tùy nhân duyên, hoàn cảnh mà vận dụng, quan trọng là nhiếp tâm an tịnh và hướng đến nhất tâm. Nếu bạn niệm thầm thấy ổn, thiết lập được chánh niệm thì cứ duy trì.

Chúc bạn tinh tấn!

Nguồn tin: Giác Ngộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây