Giới luật của Đức Phật giúp cho mình 3 lợi ích:
- Lánh xa ác nghiệp.
- Huân tập các thiện nghiệp.
- Hỗ trợ cho đời sống thể lý, đời sống sinh lý được tốt hơn.
Giữ giới nó thuộc về tâm linh nhưng nó còn hơn như vậy nữa. Một vị cư sĩ thành tựu giới luật sẽ sống tốt hơn người bình thường rất nhiều. Họ được Thanh Tâm Quả Dục.
Thanh Tâm là giữ lòng thanh tịnh còn Quả Dục là bớt muốn. Mà dưỡng sinh Lão giáo của Trung quốc hoặc yoga của Ấn họ cũng nhìn nhận Thanh Tâm Quả Dục là giữ lòng sạch sẽ bớt ham muốn cũng là điều kiện làm cho mình được khỏe mạnh. Bớt ăn uống, bớt hưởng thụ, bớt ham muốn thì chắc chắn nó làm cho tinh thần mình khỏe và sức khỏe thể chất của mình cũng tốt hơn nhiều lắm.
Người có giới luật trong sạch đi đâu lòng cũng dạn dĩ, ngay cả chuyện ma, bóng tối, chỗ vắng vẻ mà mình có giới cũng dạn hơn người bình thường, còn nếu không có giới, mình lo sợ bị trụy tim lên máu cũng chết. Giới có lợi như vậy. Người có thành tựu về giới luật thì được an lạc cả tinh thần và thể xác.
𝟏-𝐊𝐡ô𝐧𝐠 𝐒á𝐭 𝐒𝐚𝐧𝐡
Mình thương người thương vật, cho nên không có tàn sát hay là hủy hoại sự sống còn của đối tượng. Dầu một con ruồi, con muỗi, nếu mình tạt một miếng nước sôi, một mồi lửa vào chỗ đó mà không xác định được có con gì ở đó hay không thì vị đó cũng không làm.
Nhờ giữ giới sát cho nên đời sau không bị chết yểu, đó là nghĩa đại khái. Còn nếu hiểu theo nghĩa sâu thì đời đời sanh ra mình không bị vấn đề sức khỏe tuổi thọ, gặp được chánh pháp có thân thể khỏe mạnh, nhờ vậy mới có được đầu óc minh mẫn. Không sát chưa hẳn là có phước, mà cái tâm trạng nào khiến cho mình không sát cái đó mới là phước.
Cho nên chỉ có giới sát sanh thôi là đã giúp cho mình bao nhiêu hệ lụy trầm luân. Tự tử không phải là tội ác, nhưng khi mà giải quyết bằng cách tự tử, nó là một dấu ấn tâm lý rất lớn, vì cái chết không phải dễ thực hiện.
Bây giờ mình nghĩ đến nó, nó sẽ để lại ấn tượng tâm lý suốt nhiều kiếp luân hồi, đời sau kiếp khác sanh ra gặp chuyện khó khăn là cứ nghĩ đến chuyện chết trước. Mình không quí cái xác này, mai này mình sẽ chọn các giải pháp giống như vậy.
𝟐-𝐊𝐡ô𝐧𝐠 𝐓𝐫ộ𝐦 𝐂ắ𝐩
Chưa được chủ nhân cho phép thì dầu đó là tờ giấy, cọng dây thun, lấy kín đáo hay công khai cũng không nên. Lấy kín đáo gọi là trộm, lấy công khai gọi là cướp. Ở đây không phải là tín điều cuồng tín mà nó rất khoa học. Anh không muốn mất của thì anh đừng lấy của ai. Đời đời sanh ra không sợ bị trộm cướp mất mát tài sản, chỉ có thêm chứ không có giảm và được có uy tín với người chung quanh.
𝟑-𝐊𝐡ô𝐧𝐠 𝐓à 𝐃â𝐦
Không thiết tha kiếm tìm tình cảm ngoài luồng, ở ngoài đời thì mình cũng phải thuận theo văn hoá xã hội, trai lớn có vợ gái lớn có chồng. Khi mình biết đó không phải là đối tượng mà mình không được phép gần gũi, thì mình không được tơ tưởng tới chứ đừng nói là chạm tới.
Người có chừng mực trong đời sống tinh thần, tình cảm, tình dục thì họ có cơ hội sống lâu. Các vị nhớ bên Lão giáo hay thuật dưỡng sinh Trung Quốc có ba khái niệm: tinh, khí, thần, nó là nguồn năng lượng của mình, mặc dù mình không xài nhưng một lúc nào đó nó dư thì nó cũng tự kiếm đường thoát, nhưng đó là chuyện của nó, nó chưa thoát thì nó cũng là vốn quí của mình, còn mình tiêu hao quá thì dễ bị rụng răng và lớn tuổi dễ bị mất trí nhớ, xương cốt dễ bị hư hao tổn thất. Và chưa hết, người nghĩ nhiều về đời sống tình dục, ngoài chuyện hao tổn tinh thần thể xác, cũng dễ dàng bị suy kiệt, thất thoát thận suy, khí nhược.
𝟒-𝐊𝐡ô𝐧𝐠 𝐍ó𝐢 𝐃ố𝐢
Một người ăn nói chừng mực có được niềm tin nơi người khác thì không có gì phải lo. Các vị biết một trong những cái khổ nó tràn ngập trong xã hội người Việt và Châu Á nói chung là cái tật đôi chối, nói thêm bớt chuyện có nói không, chuyện không nói có. Một người nói năng chừng mực thì không phải dây dưa vào chuyện thị phi, mà thị phi nó chính là một phần rắc rối của đời sống. Không nói dối là vì mình tôn trọng sự thật chứ không phải giữ giới là do sợ tội . Bởi vì thành Phật là gì ? Là thấy được sự thật.
Bản chất của thế giới ra sao thì thấy nó như vậy. Tôi nhớ ông tổng thống Mỹ Abraham Lincoln ông có nói thế này :“ Bạn có thể suốt đời gạt được một vài người nhưng bạn không thể gạt mọi người suốt đời “. Anh muốn trở thành một người giác ngộ thì anh phải tôn trọng sự thật.
Chỗ này tôi phải mở ngoặc, chỉ trừ ra trường hợp mình nói để thoát thân, nói để cứu người thì tôi không ý kiến. Tôi không dám nói nên hay không nên, nhưng tôi không có ý kiến trong chuyện đó. Trong kinh nói là người nói dối khi sanh ra có rất nhiều quả xấu, lời nói không tính nhiệm trước đám đông, khi ra đời sẽ có một hình thể khó nhìn, dư hoặc thiếu.
Tại vì chuyện không có mình cho là có. Nhân nói dối cũng tạo ra một ngoại hình khó nhìn.
𝟓-𝐊𝐡ô𝐧𝐠 𝐒ử 𝐃ụ𝐧𝐠 𝐂𝐡ấ𝐭 𝐊í𝐜𝐡 𝐓𝐡í𝐜𝐡
Tránh xa những chất say, xì ke, ma túy, rượu có thể gây hao tổn tinh thần, nó còn ảnh hưởng bao nhiêu gan, thận, tim mạch. Không để mình bị say sưa mất thần trí. Giữ cho rốt ráo thì một giọt cũng không chạm môi. Đời sống của mỗi người trên cõi đời này khi lọt lòng mẹ, ngay khi tỉnh táo mỗi ngày mỗi giờ chúng ta phải đối diện với vô vàn bất trắc không có lường được.
Khi mình sử dụng chất say là mình cũng đánh mất luôn mấy chục phần trăm tỉnh táo, không còn khả năng suy nghĩ, không còn khả năng phản ứng, không có khả năng phòng vệ giới bị, không có khả năng lo cho mình huống chi là lo cho người. Không nghĩ đến chuyện trước mắt thì nói chuyện gì xa vời mai sau. Khi mình uống rượu vô rồi sẽ kéo mình xuống ngang hàng với con vật. Không uống rượu có nhiều lý do:
- Trước mắt là mình phải giữ lại cái khả năng take care of yourself (lo cho chính mình).
- Người không uống rượu là người có khả năng giúp đỡ được nhiều người khác.
- Không biết có những bất trắc nào sẽ đổ xuống, nếu mình không tỉnh táo.
- Người coi rẻ sự tỉnh táo đầu óc thì kiếp sau sanh ra rất dễ bị tâm thần vì anh có mà không biết quí.
Đức Phật Ngài dạy rằng: Trong một gia đình, người cư sĩ thành tựu được 5 giới thì ngay hiện tại, trong thế giới loài người xã hội mà chúng ta đang có mặt, chúng ta không âu lo, được sự tín nhiệm thương quí của thiên hạ, và đồng thời nếu mình đột ngột ra đi thì chỉ cần mình nhớ:
- Mình đã sống đẹp quá, mình sống có chuẩn mực, có nguyên tắc, kiểu sống của mình không phải là kiểu sống của loài chúng sanh thấp kém, thì chỗ về của mình dứt khoát là chỗ cao cấp. Mình đã sống ra sao thì khi ra đi mình thấy thanh thản, dầu cho mình không có thần thông, không biết rõ lắm về thiên đường địa ngục, không biết kiếp trước, kiếp sau, nhưng tối thiểu mình có thể nghĩ rằng nếu có một cõi lành, thì cõi lành ấy phải là chỗ dành cho những người có đạo đức về đó.
Tác giả Sư Giác Nguyên
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự