Buổi lễ có sự tham
dự của chư Tôn Thiền đức Tăng Ni các thiền viện phía Bắc: Trúc Lâm Yên Tử, Trúc
Lâm Tây Thiên, Trúc Lâm Sùng Phúc, Trúc Lâm An Tâm, Trúc Lâm Hàm Rồng và hơn
1000 Phật tử các đạo tràng tu học.
Trước giờ cử hành
lễ chính, Đại đức Thích Đạt Ma Khế Định – Giáo thọ sư Thiền phái Trúc Lâm, Trụ
trì Thiền viện Trúc Lâm Chánh Thiện – Bình Thuận đã có một thời pháp ôn lại
công hạnh tổ sư với đại chúng:
Bồ Ðề Lạt Ma tên
thật là Bồ Ðề Ða La (Bodhi Tara), con thứ ba của vua Chí Vương, thuộc giòng Sát
Ðế Ly, nước Quốc Hương, Nam Thiên Trúc (vùng cao nguyên Dekkan), thuộc phía nam
Ấn Ðộ.
Bồ Ðề Lạt Ma là
pháp hiệu, được đặt khi bái sư với ngài Bát Nhã Ða La (Prajanatra), một tổ sư Thiền Tông đời thứ 27 của Ấn Ðộ.
Bồ Ðề Lạt Ma được sư phụ truyền thụ y bát, để kế thừa nhiệm vụ Tổ Thiền Tông Ấn
Ðộ đời thứ 28.
Ðể thực hiện lời di huấn của thầy mình, vào năm 517,
Tổ sư Bồ Ðề Lạt Ma từ giả Ấn Ðộ, dùng thuyền vượt biển, trong ba năm, đến Quảng
Châu, Trung Hoa vào ngày 21 tháng 9 năm 520 (Canh Tý), triều Lương Võ Ðế, niên
hiệu Phổ Thông thứ bảy.
Sau đó ngài cô đơn từ giã cung Kim Lăng, vượt sông
Dương Tử, qua vùng Bắc Giang, nhập cảnh nước Ngụy, đến Lạc Dương, dừng chân tại
chùa Thiếu Lâm Tự, thuộc núi Tung Sơn, vào ngày 23 tháng 11 năm 520 (Canh Tý)
đời Hậu Ngụy, vua Hiếu Minh Ðế, niên hiệu Chánh Quang Nguyên. Tại Thiếu Lâm Tự,
ngài ngồi im lặng, mặt hướng về vách đá để tham thiền nhập định. Người đời lúc
bấy giờ gọi ngài là Bích Quán Bà La Môn, nghĩa là thầy Bà La Môn ngồi nhìn vách
(theo Cao Tăng Truyện).
Trong chín năm (9) "Diện Bích Tham Thiền",
ngài đã tiếp độ và truyền y bát cho Nhị Tổ Huệ Khả (tức Thần Quang). Sau đó lần
lượt được kề thừa đến vị Lục Tổ thứ sáu (6). Tổ sư Bồ Ðề Ðạt Ma viên tịch trong
lúc ngồi tham thiền nhập định năm 529. Nhục thân được an táng tại chùa Ðinh
Lâm, núi Hùng Nhĩ, sau đó bài vị được thờ tại chùa Thiếu Lâm Tự (theo sách Bích
Nham Lục). Sau đây là bia văn của Lương Võ Ðế tưởng niệm ngài: "-Thấy như
chẳng thấy. Gặp như chẳng gặp. Ðối mặt như chẳng đối mặt. Xưa đâu? Nay đâu? Oán
bấy! Hận bấy!"
Nếu muốn nói: - Thiền tông là tâm hồn, võ học là thể
xác của Ðạt Ma, do đó, sự xuất hiện của hai nền tư tưởng và học thuật này,
chính là hiện tượng siêu hóa nghệ thuật thật sự của những con người Ðạt Ma, tại
Thiếu Lâm Tự. Tổ sư Bồ Ðề Ðạt Ma đã thật sự đi vào huyền sử nhân loại, để sống mãi
vời sự tôn kính cao cả, trong tâm tưởng của người đời.
Buổi lễ đã diễn ra
trang nghiêm, sau thời khóa cúng Phật tại chính điện, chư Tôn đức cùng toàn thể
đại chúng đã vân tập về Tổ đường, cùng ôn lại công hạnh Tổ sư, đảnh lễ Tổ. Đặc
biệt là thời khóa toàn thể đại chúng tọa thiền cúng dường Tổ sư.
Xin gửi tới một
vài hình ảnh của buổi lễ:
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự