Về mặt tổ chức,
TT. Thích Minh Tuân – Trụ trì Thiền viện Di Đà chủ trì khóa tu học; TT. Thích
Chân Quang – Trụ trì Thiền Tôn Phật Quang (núi Dinh, Bà Rịa Vũng Tàu) chủ trì
hướng dẫn kỹ thuật tọa Thiền, vấn đáp thắc mắc. Ngoài ra, còn có chư Tăng Ni
Thiền Tôn Phật Quang hướng dẫn các Thiền sinh tụng Kinh, giám Thiền và sinh
hoạt tu học.
Khóa tu bắt đầu từ
6 giờ 30 tối thứ sáu (28/10) cho đến 12 giờ trưa của ngày chủ nhật (30/10.
Ngoài sinh hoạt toạ Thiền là chính (mỗi ngày 6 thời tọa Thiền, mỗi thời 45
phút), khóa tu còn có những thời ngoại khóa như: Đi kinh hành, tụng Kinh, lễ
Phật, tham vấn, tập khí công, hát nhạc đạo, nghe thuyết Pháp, quy y Tam bảo,
v.v… Các nội dung tu học đều được quý Phật tử ghi chép cẩn thận để cuối khóa
tu sẽ có thi lý thuyết và thực hành.
TT. Thích Minh
Tuân đã ban lời khuyến tấn cho quý Phật tử với ý nghĩa tu hành thật sâu sắc
“Các Phật tử về đây là để tu, để sửa lỗi lầm do tham sân si từ nhiều kiếp đến
nay. Thiền sinh đều phải biết hành trì Lục độ Ba La Mật trong cuộc sống
hàng ngày để đưa người tu từ cõi phàm hướng về cõi Thánh, đạt tới quả vị giác
ngộ. Sáu pháp tu đó là:
- Bố thí ba la mật
để diệt trừ tính tham lam, bao gồm bố thí Pháp, tiền tài, thân mạng…
- Nhẫn nhục ba
la mật và quan trọng nhất là giữa các huynh đệ đồng tu để giữ đạo tâm cho nhau
và giữ gìn đạo tràng cho mọi người nương theo mà tu tập.
- Trì giới
nghiêm mật, giữ thân tâm thanh tịnh, phòng trừ các điều xấu ác trong tâm, từ đó
mới có định, có huệ.
- Tinh tấn ba la
mật để việc tu hành của mình không gián đoạn, làm gương cho những người xung
quanh, cho mọi người trong gia đình, để trở thành người phật tử chân chính.
- Thiền định ba la
mật là pháp tu mà đạo tràng sẽ triển khai dưới sự hướng dẫn của TT. Thích Chân
Quang.
- Trí huệ ba la
mật để làm thức tỉnh Phật tâm trong chúng ta, hướng về giải thoát giác ngộ.
Và một nội dung
khác không kém quan trọng của khóa tu học là bài thuyết Pháp của TT. Thích Chân
Quang cho hơn một ngàn thính chúng. Với chủ đề “THỰC HÀNH THIỀN”, Thượng
tọa nêu bật ý nghĩa quan trọng của Thiền định, đó là “Sau này, nhân loại tiến
lên thành một lớp người mới, cao hơn, chính là nhờ Thiền định chứ không phải là
nhờ vào cái gì khác. Vì vậy, ai siêng năng tu Thiền là những người dẫn đường đi
trước cho nhân loại đi theo, để cho nhân loại này, hành tinh này bước sang một
kỷ nguyên mới của những con người thánh thiện, đạo đức, văn minh thực sự.
Những điều chúng
ta học hôm nay chỉ là bước đơn giản của Thiền, sau này quý Phật tử được học sâu
dần, thực hành sâu dần rồi thì rất nhiều điều vi diệu nó mở ra. Khi chúng
ta đạt được Thiền định từng bước, chúng ta nhìn thế giới, nhìn con người khác
dần, cuộc sống của chúng ta Thánh thiện hơn, cao đẹp hơn, hạnh phúc hơn rất
nhiều. Để được như vậy cần công lao, công phu khó nhọc lâu dài.
Có những người
nhiều khi tu đến hết kiếp này vẫn chưa được gì, nhưng đừng lo, nhân quả của sự
cực khổ ngày hôm nay ta đã gieo vẫn còn đến kiếp sau. Ta sẽ sớm gặp được Phật
Pháp để tu tiếp. Cái vất vã nhất trong Thiền là tâm không yên, vọng tưởng chập
chùng. Chính vọng tưởng chập chùng làm chúng ta thấy đau, tê, khó chịu,
muốn xả. Để vượt qua được vọng tưởng là tiến trình của vài mươi năm, hoặc
vài mươi kiếp.
Hiện nay trên thế
giới có nhiều nơi dạy về Thiền, nhưng không phải tất cả đều chuẩn xác. Con
đường Thiền mà chúng ta đang thực hành là cố gắng đi tìm lại cội gốc (từ thời
Đức Phật ngày xưa). Quan trọng, người dạy Thiền cần phải có công thức chuẩn mực
trong Đạo Phật, dạy từ thấp lên cao, biết tránh cho người học những sai lầm.
Hiện nay thế giới
ngày nay căng thẳng, tất bật. Con người càng gần nhau, thế giới càng nhỏ bé,
đồng thời con người phải đối mặt với nhau trên mọi lĩnh vực, để rồi sự cạnh
tranh hơn thua đã đến giai đoạn khốc liệt. Trong thế giới như vậy, chúng ta có
2 điều phải làm là:
1. Xây dựng đất
nước mình theo hướng ít người nghèo nhất.
2. Tu tập Thiền
định để cân bằng tâm trí mình.
Khi nào thế giới
đưa Thiền vào dạy cho học sinh là thế giới bắt đầu được cứu độ, được thay đổi,
được thăng hoa.
Tu thiền là tu
tâm. Muốn tu tâm chúng ta phải hiểu rõ về tâm, phải biết sự liên quan giữa các
vùng não với cơ thể là thế nào ? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tâm ra
sao ? Bao điều khúc mắc đó đã được Thượng tọa lý giải rõ ràng, sâu
sắc, dễ hiểu… Thông qua phương pháp giảng dạy đi từ thấp đến cao, phân tích
từng vấn vấn đề một cách chi tiết, Thượng tọa khiến người nghe tự xác định cho
mình một lý tưởng sống và định hướng được con đường tu tập cho kiếp này và mãi
về sau…
Khóa tu kết thúc
đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng các hành giả, dù mọi người rất tin tấn
nhưng biết rằng "Như thế vẫn chưa đủ !" mà còn phải cố gắng
nhiều hơn nữa./.
Dưới đây là những
hình ảnh của khóa tu THIỀN lần II tại Thiền Viện Di Đà - Hà Nội :
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự