Quang lâm chứng
minh có Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp
TW GHPGVN, Trưởng ban Trị sự THPG Hà Nội; Thượng tọa Thích Thông Quán – Giáo
thọ sư Thiền phái Trúc Lâm; Đại đức Thích Tâm Thuần – Phó ban Hoằng pháp, phó
ban Văn hóa THPG Hà Nội, Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc; Đại đức Thích
Thanh Lâm – Phó BTS Tỉnh Hội PG Vĩnh Phúc; Đại đức Thích Tâm Vượng -
Chánh Đại Diện PG Phúc Yên, cùng chư tôn đức Tăng Ni thường trực Ban Trị Sự
Tỉnh Hội PG Vĩnh Phúc, và các Thiền viện, tự viện... đến tham dự.
Về phía chính
quyền có ông Nguyễn Ngọc Phi - Thứ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
ông Phạm Quý Tỵ - Thứ trưởng Bộ Tư pháp; ông Dương Trung Quốc – Phó Chủ tịch
kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; ông Trần Văn Quang – Giám đốc
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc,.…. Phía khách mời có các GS.TS
Nguyễn Trường Tiến - Nguyên Tổng Gíám Đốc Cty Xây Dựng AA; GS.TS Lê Đức Thắng -
Viện Trưởng Viện Nền Móng; TS. Nguyễn Ngọc Long; GS.TS Trần Đức Hợp cùng đại
diện các cơ quan ban ngành, đoàn thể, các nhà doanh nghiệp, các công ty, các cơ
quan thông tin báo đài truyền thông và đông đảo Phật tử gần xa đến dự đại lễ.
Trong lời phát
biểu Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm đã nói: “Chúng ta cùng làm một nghĩa cử rất
cao đẹp, rất tâm phúc, đó là khởi đầu cho việc tạo tượng Đức Phật Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni cao 49m bằng đá hoa cương lấy ý nghĩa 49 năm thuyết pháp của Đức Thế
Tôn. Đây chính là một trong ba việc phúc đức ông cha tổ tiên khuyên chúng ta
nên làm: xây chùa, tô tượng, đúc chuông”.
Thượng tọa đã
trích dẫn “Kinh Tạo Tượng Công Đức”, giúp thính chúng biết được nguồn gốc, ý
nghĩa và lợi ích của việc tạo tượng đức Phật để thờ. Hình tượng Đức Phật không
chỉ để chiêm ngưỡng, mà nó còn nhắc nhở chúng ta: Đức Thế Tôn đang hiện hữu,
đang thuyết dạy về lòng từ bi, tu tâm dưỡng tính, biết sống cuộc đời chân thật,
yêu thương và bao dung cho tất cả muôn loài. Đây cũng là sự bày tỏ lòng tri ân
đối với Đức Bổn Sư và gửi gắm lời nguyện cầu cho đất nước an bình, thế giới
được thái hòa.
“Đây sẽ là
một kiệt tác, tác nhất thời - lưu vạn đại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc cho thế hệ mai sau nương tựa”. Thượng tọa đánh giá cao: TVTL Tây Thiên
là điểm đỏ về nhiều mặt: tu tập miên mật cho Tăng Ni, Phật tử, nhiều công trình
kiến trúc đẹp và là danh lam thắng cảnh.
Đại đức Thích Kiến
Nguyệt, trong bài diễn văn khai mạc, đã trình bày nhân duyên đưa đến việc xây
dựng một Đại tượng Phật cho VN và lược trình các giai đoạn: Tìm vị trí xây Đại Tượng
Phật ở Tây Thiên có tên là “Việt Nam Hộ Quốc Phật Đài” với ý nghĩa luôn biết ơn
và lòng thành kính đối với đức Phật, Ngài đã dạy cho nhân dân Đại Việt sống đời
hiền hòa, yêu thương, hướng thiện và gia hộ cho dân tộc Việt Nam trường tồn cho
đến ngày nay, mặc dù đã bị đô hộ hơn một nghìn năm Bắc Thuộc. Sức sống kỳ diệu
ấy đã bắt nguồn từ giáo lý nhân quả của đạo Phật và sự sống đời đạo đức của ông
cha ta.
Tiếp theo là phần
trình bày về tiến trình xây dựng: chọn tượng mẫu, chọn bản vẽ thiết kế kiến
trúc, chất liệu xây dựng, biện pháp thi công, lí do cần phải tạo mẫu đầu
tượng Phật cao 15m.
Sau cùng là thư
ngỏ kêu gọi sự phát tâm công đức cho công trình Đại Tượng Phật sớm thành
tựu.
Tượng Phật sẽ là
nơi cho những ai có tâm nguyện “cầu cho đất nước mãi mãi thanh bình, tai nạn
đao binh đều dứt sạch, huynh đệ nhìn nhau con một nhà” nhân dân được an cư lạc nghiệp,
đất nước luôn phát triển vững bền. Đây là công trình phúc lợi cho toàn dân,
cũng là công trình kiến trúc văn hóa tâm linh của thế hệ chúng ta hôm nay hướng
đến sự giáo dục, xây dựng nền đức lý cho các thế hệ con cháu mai sau.
Bằng tất cả lòng
thành kính tạo tượng, kính dâng lên đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni, cúi xin ngài
“Từ Bi Cứu Khổ” cho nhân dân Việt Nam thoát khỏi chiến tranh, nghèo nàn lạc
hậu. Với tư duy đó đại đức Thích Kiến Nguyệt – trụ trì TVTL Tây Thiên đổi tên
“Việt Nam Hộ Quốc Phật Đài” lại là “Hộ Quốc An Dân Phật Đài”.
Đây cũng là món
quà của toàn dân kính dâng lên cúng dường Sơ Tổ Thiền Phái Trúc Lâm – Phật
Hoàng Trần Nhân Tông nhân ngày giỗ Tổ lần thứ 703.
Pho đại tượng
“Hộ Quốc An Dân Phật Đài” sau khi được hoàn thành sẽ là pho tượng bằng đá
lớn nhất đông Nam Á hiện nay…
Ông Dương Trung
Quốc nhận định: Đây là công trình vĩ đại, hoành tráng có nhiều yếu tố mới mẻ
nên cần tham khảo các giải pháp công nghệ một cách nghiêm túc, kỹ càng, thể
hiện sự hội tụ ý trí, tài năng của thế hệ chúng ta, phải là một minh chứng bền
vững của dân tộc ta đã vượt qua nhiều thử thách mà vẫn trường tồn cho đến hôm
nay.
Một số hình
ảnh ghi nhận từ buổi lễ:
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự