Chứng minh buổi lễ có HT Thích Thanh Tứ - Phó chủ tịch
thường trực HĐTS TW GHPGVN cùng chư tôn đức Tăng Ni HĐTS TW GHPGVN, BTS Thành hội
Phật giáo Hà Nội, trụ trì các Tổ đình tự viện trong thành phố.
Về phía khách mời có ông Nguyễn Thế Doanh– nguyên trưởng
Ban tôn giáo chính phủ, ông Trần Văn Huy - chủ tịch UBND huyện Thanh Trì,
đại diện các cơ quan ban ngành chức năng từ TW, TP Hà Nội và chính quyền sở tại,
cùng đông đảo bà con Phật tử địa phương về tham dự.
Sau nghi lễ niệm hồng danh đức Bản sư, ĐĐ Thích
Minh Tiến - Phó văn phòng I TW - Trụ trì chùa Hưng Long tuyên bố lý do giới thiệu
thành phần tham dự.
Ông Lê Tuấn Minh - Chủ tịch UBND xã Đông Mỹ - Trưởng
Ban Quản lý Di tích đọc tóm tắt lịch sử chùa Hưng Long.
Chùa Hưng Long được khởi dựng năm 1011, năm Thuận
Thiên thứ 2 ( Tân Hợi ) do chính vua Lý Thái Tổ ban chiếu và cấp tiền để xây dựng.
Đời vua Lý Thánh Tông ( 1054-1072) đã có hai vị công chúa là Lý Từ Thực và Lý Từ
Huy cùng hai vị thị giả Quỳnh Hoa.
Quế Hoa đã về chùa Hưng Long xuất gia đầu Phật
và thu thần thị tịch tại Lăng Liêu Hoa vào ngày 15 tháng 3 năm Ất Hợi,
niên hiệu Hội Phong thứ 4 (1094) đời vua Lý Nhân Tông với đạo hiệu Đại Thánh Bồ
Tát Lý Từ Thục và Đại Thánh Bồ Tát Lý Từ Huy, trở thành vị Sư Tổ của chùa (nhân
dân địa phương thường gọi là Nhị vị Bồ Tát).
Trải qua hàng nghìn năm tồn tại, chùa Hưng Long đã được
thế hệ Tăng Ni trụ trì và nhân dân tín đồ Phật tử thập phương phát tâm công đức
tôn tạo nhiều lần
Năm 2004, UBND Thành phố Hà Nội cấp ngân sách Nhà nước
trùng tu tòa Tam Bảo, gồm 7 gian tiền đường, hậu cung, 11 gian giải vũ bên trái
chùa thờ Đức Thánh Hiền và 3 gian tiền tế nhà thờ Nhị vị Bồ Tát Đại Thánh.
Năm 2009, Đại đức Thích Minh Tiến trụ trì chùa đã quy
hoạch tổng thể các hạng mục công trình, trên cơ sở hoàn thiện kiến trúc của
ngôi cổ tự “nội công ngoại quốc” bao gồm: 3 gian thờ Nhị vị Bồ tát Đại Thánh;
11 gian giải vũ bên phải thờ Đức Ông; 7 gian nhà thờ Tổ; 5 gian nhà thờ Mẫu; 12
gian nhà Tăng, phòng khách và hệ thống tượng pháp thờ tại Tam Bảo, tượng thờ tại
nhà Mẫu, tượng Phật A Di Đà và tượng Quán Thế Âm làm bằng đá đặt ở bên ngoài
sân chùa và các công trình phụ trợ khác.
Kinh phí cho đợt đại trùng tu này là hơn 40 tỷ đồng do
nhân dân tín đồ Phật tử thập phương phát tâm cúng dường.
Trong quá trình trùng tu cá hạng mục công trình của
chùa đã phát lộ những nền móng cũ của chùa với những đặc trưng của nhiều niên đại.
Trong đó có những viên gạh được chạm khắc tinh xảo mang dấu ấn thời nhà Lý và
nhà Trần, cũng như một số câu đối ca ngợi chùa Hưng Long và đức hạnh tu tập của
Nhị vị Công chúa nhà Lý.
Chùa Hưng Long hiện còn lưu giữ được một số cây có tuổi thọ trên 700 năm như cây hoa đại, cây nhãn, cây mít. Cuối buổi lễ chư tôn đức giáo phẩm cùng các vị quan khách cắt băng khánh thành chùa Hưng Long.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự