Tham dự và chứng minh có HT.Thích Giác Đức – Thành
viên HĐCM, HT.Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch
HĐTS, HT.Thích Thiện Tánh – Phó ban Thường trực BTS THPG TP.HCM,
NS.TN Huệ Từ - Phó ban Từ thiện xã hội T.Ư. Đại diện chính quyền có ông Trần
Văn Truyền - UV BCH T.Ư Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Huỳnh Văn Be –
UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre.
Ngoài ra còn có chư tôn giáo phẩm, chư tôn đức tỉnh Bến
Tre và các tỉnh thành lân cận cùng các cấp chính quyền Trung ương, địa phương,
các Bà mẹ VNAH, thân nhân các gia đình liệt sĩ và Phật tử huyện Châu Thành cùng
về tham dự đại lễ.
Phát biểu khai mạc lễ, ông Huỳnh Văn Be đã ôn lại
truyền thống vẻ vang và những thắng lợi vĩ đại của Đảng ta, nhân dân ta trong
công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của đất nước nói chung và nhân dân tỉnh
Bến Tre nói riêng. Qua đó, ông cũng nhấn mạnh đến truyền thống uống nước nhớ
nguồn của thế hệ sau đối với các bậc tiền bối hữu công đã hy sinh xương máu của
mình cho nền hòa bình đất nước. “Các anh đã ra đi, đi mãi không về, các anh đã
nằm xuống để cho chúng ta có ngày hòa bình”, ông xúc động nói.
Thay mặt Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bến Tre,
ĐĐ.Thích Huệ Đức nêu lên ý nghĩa của buổi lễ cầu siêu “Về tập tục
tụng kinh siêu độ cho người chết, theo Hòa thượng Ðạo An, vốn không phải là một
tập tục truyền thống của Phật giáo. Tập tục này có nguồn gốc ở Trung Quốc từ đời
nhà Ðường.
Năm 738, vua Ðường Huyền Tông đã ban sắc lệnh cho toàn quốc, ở mỗi
quận đều xây một ngôi chùa, đều đặt tên là chùa Khai Nguyên (Khai Nguyên là
niên hiệu thứ nhì của vua Huyền Tông). Ðó là chùa công, do các quan lại địa
phương trông coi, dùng làm nơi tổ chức các lễ tiết quốc gia, cầu quốc thái dân
an.
Năm 755, An Lộc Sơn nổi loạn, kéo binh về chiếm kinh thành, khiến vua Huyền
Tông phải chạy vào Tứ Xuyên lánh nạn. Một năm sau thì quân triều đình dẹp yên
giặc loạn. Trong một năm chiến tranh này, số người chết của cả hai bên và thường
dân nhiều vô kể.
Triều đình bèn ra chỉ dụ cho tất cả các chùa Khai Nguyên trong
toàn quốc, thỉnh chư vị cao tăng đại đức, thiết lễ tụng kinh siêu độ cho chiến
sĩ và thường dân đã chết trong cuộc chiến vừa qua, đồng thời an ủi các gia đình
nạn nhân.
Dân chúng thấy triều đình làm như thế, bèn bắt chước
làm theo, cứ mỗi khi trong nhà có người chết, liền thỉnh chư Tăng tụng kinh
siêu độ. Từ đó mà lễ cầu siêu độ cho người chết trở thành một tập tục trong dân
gian”.
Do vậy, việc thiết lễ cầu siêu có tác dụng nhắc
nhở, gợi cho người quá vãng hướng tâm về các thiện sự đã làm hoặc thiết tha thực
hiện những tư tưởng tốt đẹp, nhờ đó thần thức được tái sanh về cảnh giới tốt đẹp
hơn.
Sau lễ khai mạc, Ban tổ chức Đại lễ đã tổ chức phát
quà ủy lạo đồng bào nghèo địa phương trước khi diễn ra lễ cầu siêu trai
đàn chẩn tế cho các anh linh, và giao lưu với các nhà ngoại cảm. Đại lễ bế mạc
và kết thúc tốt đẹp cùng ngày.
Nguồn tin: giacngo
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự