Báo cáo tại buổi họp, đại diện Ban tổ chức cho biết sẽ
có hơn 2.000 đại biểu là chư tôn đức Tăng Ni thuộc Ban Hoằng pháp các tỉnh,
thành hội Phật giáo trong cả nước sẽ có mặt tại TP.Rạch Giá (Kiên Giang) để
tham dự Khóa Hội thảo, tập huấn hoằng pháp toàn quốc 2010 do Ban Hoằng pháp Trung
ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kết hợp với Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Kiên
Giang tổ chức, chủ đề “Hoằng pháp với truyền thống hộ quốc an dân". Đây được
xem là hoạt động Phật sự - xã hội to lớn của Ban Hoằng pháp TƯGH trong năm
2010 hướng về kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Lễ khai mạc Hội thảo chính thức diễn ra tại Sân vận động
tỉnh Kiên Giang vào lúc 19 giờ 00 ngày 6-5-2010 với sự tham dự của chư tôn giáo
phẩm lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương,
Ban Tôn giáo Chính phủ, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, hơn 20 ngàn đồng bào Phật tử,
quần chúng nhân dân và được phát sóng trực tiếp trên Đài Phát
thanh-Truyền hình Kiên Giang.
Hoằng pháp là một hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật
giáo Việt
Song song đó, một loạt các hoạt động văn hóa nghệ thuật
Phật giáo mang tính quần chúng sẽ được luân phiên tổ chức trong 6 ngày diễn ra Hội
thảo: Treo biểu ngữ chào mừng Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc trên các trục lộ
chính tại TP.Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và các cây cầu tại Quốc lộ 81 từ Rạch Giá
đến Hà Tiên, các cơ sở của Phật giáo. Tại tư gia tín đồ Phật tử treo cờ, lồng
đèn chào mừng.
Tại các cơ sở Phật giáo Nam tông Khmer thì treo biểu ngữ chào mừng
Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc bằng hai thứ tiếng Việt và Khmer; tổ chức
cung nghinh Xá lợi Phật, đêm hoa đăng thắp nến cầu nguyện quốc thái dân an và cầu
siêu anh linh anh hùng liệt sĩ tại Công viên Văn hóa An Hoà, TP.Rạch
Giá; thiết lập chùa tiêu biểu của Phật giáo Nam tông tại Công viên văn hoá
An Hoà (10 ngôi chùa, đây là văn hoá đặc thù của Phật giáo miền Tây); tổ
chức đoàn đại biểu đến viếng và đặt vòng hoa tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sĩ
tỉnh và thị xã Hà Tiên; tổ chức thuyết giảng giáo lý cho tín đồ Phật tử; biểu
diễn văn nghệ Phật giáo, triển lãm tranh, ảnh, thư pháp và tổ chức văn hoá ẩm
thực Phật giáo tại Công viên Văn hóa An Hoà; tổ chức Cổ Phật khất thực (đi
bát hội); xe hoa diễu hành chào mừng đại biểu và lễ khai mạc v.v...
Bên cạnh đó, hoạt động từ thiện xã hội cũng được chú
trọng như một cách thức, phương tiện để chuyển tải giáo lý đạo Phật. Ban tổ chức
sẽ trao tặng 100 căn nhà đại đoàn kết (1,5 tỷ đồng), tặng quà Bà mẹ VNAH, phát
học bổng, xe đạp cho học sinh nghèo học giỏi, phát quà từ thiện, xây cầu
đường nông thôn, khám chữa bệnh cho người nghèo, tổng trị giá trên 3 tỷ đồng, tổ
chức cho Tăng Ni, Phật tử hiến máu nhân đạo.
Đại diện các cơ quan thông tấn báo chí đã đặt nhiều
câu hỏi liên quan đến Hội thảo và được chư tôn đức trong Ban tổ chức trả lời thỏa
đáng.
Nguồn tin: giacngo
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự