Hội thảo Khoa học về Giáo dục Phật giáo VN

Thứ ba - 08/11/2016 03:12
Hội thảo Khoa học Giáo dục Phật giáo Việt Nam: Truyền thống và hiện đại do Viện Nghiên cứu Phật học và Ban Giáo dục Tăng Ni T.Ư GHPGVN kết hợp tổ chức, chính thức khai mạc sáng qua, 6-11, tại hội trường Bảo tàng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.
Hội thảo Khoa học về Giáo dục Phật giáo VN

Hội thảo nhằm chào mừng Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN, có sự chứng minh của chư tôn đức Thường trực Hội đồng Trị sự cùng sự tham dự của đại diện các cơ quan ban ngành T.Ư, TP.Hà Nội và các nhà khoa học, học giả, Tăng Ni, Phật tử quan tâm...

2016-11-06 Hoi thao 35 nam GiaoducPhatgiao (4).jpg
Niệm Phật - khai mạc hội thảo về Giáo dục PG Việt Nam

Tại hội thảo, HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN tuyên đọc thông điệp kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN của Đức Pháp chủ; HT.Thích Gia Quang, Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN tuyên đọc diễn văn Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN.

TT.Thích Thanh Quyết, Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni T.Ư, trưởng BTC đọc đề dẫn hội thảo.

Nhiều tham luận tiêu biểu đọc tại hội thảo: HT.Thiện Nhơn với tham luận chủ đề Giáo dục Phật giáo truyền thống và hiện đại; HT.Thích Giác Toàn, Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni GHPGVN - “Bàn thêm về đạo đức giáo dục Phật giáo trong thời đại hiện nay”; HT.Thích Gia Quang với Giáo dục Phật giáo trong bối cảnh cải cách giáo dục ở Việt Nam; TS Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo chính phủ; PGS TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội...

Được biết, Hội thảo đã tiếp nhận 50 tham luận in thành kỷ yếu khoảng 400 trang, nhưng thời gian có hạn nên chỉ mời trình bày 12 tham luận tại hội trường.

Nội dung trọng tâm đề cập đến 3 ý chính. Thứ nhất là khẳng định quá trình kế thừa và phát triển từ hệ thống giáo dục gia giáo tại các tự viện, Ban Giáo dục Tăng Ni GHPGVN từ khi thành lập năm 1981 đến nay đã từng bước xây dựng hệ thống giáo dục Tăng Ni tương đối vững mạnh và có hệ thống từng cấp học từ sơ cấp đến cử nhân Phật học. Ban Giáo dục Tăng Ni đã kịp thời đào tạo nguồn nhân lực Tăng Ni trẻ phục vụ Giáo hội và đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Thứ hai, từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay, giáo dục Phật giáo dù trong giai đoạn lịch sử nào cũng lấy mục tiêu Giới - Định - Tuệ làm nền tảng có sự thích nghi cho từng thời đại phát triển của đất nước. Hiện nay, Ban Giáo dục Tăng Ni cũng luôn đặt vấn đề cải cách giáo dục Phật giáo để thích nghi với xu hướng phát triển của xã hội như khéo kết hợp giữa phương pháp giáo dục truyền thống và hiện đại, cải cách phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý… Giáo dục Phật giáo ngoài việc truyền bá chánh pháp còn làm thế nào đóng góp cho nền giáo dục nước nhà xây dựng nền văn hoá bản sắc dân tộc trong thời hội nhập.

Thứ ba là vấn đề cấp thiết của Giáo dục Phật giáo hiện nay tập trung xây dựng mô hình đào tạo đồng bộ và liên kết chặc chẽ giữa các trường, liên thông hiệu quả giữa các cấp học từ thấp đến cao, mở rộng liên kết quốc tế, đặc biệt là đào tạo sau đại học. Xây dựng mô hình đào tạo đặc thù đối với đồng bào dân tộc (như Nam tông Khmer) vừa giữ gìn truyền thống vừa nâng cao, mở rộng hòa nhập.

2016-11-06 Hoi thao 35 nam GiaoducPhatgiao (7).jpg
Chư tôn đức chứng minh, chủ tọa hội thảo

2016-11-06 Hoi thao 35 nam GiaoducPhatgiao (13).jpg

2016-11-06 Hoi thao 35 nam GiaoducPhatgiao (14).jpg
Đại biểu tham dự hội thảo và đóng góp các tham luận giá trị cho lĩnh vực giáo dục PG Việt Nam

Nguồn tin: Giác Ngộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây