Ngoài
ra còn có sự tham dự của chư tôn đức Ban Hoằng pháp TƯ và các tỉnh thành, chư tôn
đức Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang, chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các tự,
viện trong và ngoài tỉnh Kiên Giang; hơn 1500 Tăng Ni giảng sư trong cả nước, ông
Lâm Hoàng Sa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ông Phan Thanh Bình - Thường
vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Kiên Giang; diện các sở,
ban ngành tỉnh Kiên Giang, TP. Rạch Giá, các huyện trong tỉnh Kiên Giang và đông
đảo Phật tử.
Phát biểu
bế mạc Hội thảo, HT. Thích Quang Nhuận - Phó ban Hoằng pháp TƯGH cho biết,
trong 5 ngày qua, thời gian tổ chức khóa học không nhiều, nhưng các đại biểu
tham dự đã nghe chư tôn đức giáo phẩm trình bày về các đề tài chuyên môn về Hoằng
pháp, các vấn đề liên hệ đến chủ trương, đường lối, tính thực tiễn đối với những
khó khăn và thuận lợi trong khi thực hiện sứ mệnh Hoằng pháp, tham gia đóng góp
ý kiến, thảo luận những vấn đề mang tính cập nhật thời sự đang diễn tiến ở các địa
phương trong khi hoằng pháp.
"Chúng thật có ích đối với những người chuyên
môn đang làm công tác hoằng pháp tại các tỉnh – Thành hội Phật giáo trong cả nước.
Ngoài ra, khóa tập huấn Hoằng pháp viên dành cho Phật tử hẳn nhiên có chất lượng
và hiệu quả hơn đúng như tinh thần mỗi người là mỗi giảng sư vào đời để làm cho
đời sang tươi hơn.
Sự kết hợp của Ban với Ban Từ thiện xã hội TƯ và Ban Hướng dẫn
Nam nữ Phật tử, Ban Trị sự Phật giáo Kiên giang đã làm cho khóa học thêm tính
quy mô, đa dạng, giá trị thiết thực của đạo Phật lại được làm cho hiển lộ.
Chương
trình giảng thuyết, tặng quà cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng, tặng nhà đoàn kết, tặng
xe đạp cho học sinh nghèo, phát quà cho đồng bào… tất cả cũng nói lên sự nỗ lực,
sự nhiệt tâm tinh cần của tinh thần hoằng pháp độ sinh trong thời đại hội nhập.",
bài phát biểu khẳng định.
Theo
báo cáo tổng kết Hội thảo, qua chủ đề “Hoằng pháp với truyền thống hộ quốc an dân”,
Ban tổ chức đã nhận hơn 90 bài tham luận, với 9 chủ đề chính và một số bài theo
chủ khác. Trong đó, chủ đề Hoằng pháp với truyền thống Hộ quốc an dân có 7 bài;
Hoằng pháp với đồng bào dân tộc có 9 bài; Hoằng pháp với thanh thiếu niên
có 18 bài; Hoằng pháp với công tác Từ thiện Xã hội có 8 bài; Hoằng pháp thời hội
nhập có 16 bài; Hoằng pháp với Phật tử hải ngoại có 1 bài; Hoằng pháp với
vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu có 8 bài; Hoằng pháp với việc xây dựng chùa
văn hóa tâm linh có 7 bài; Hoằng pháp với du lịch tâm linh có 5 bài; Hoằng pháp
với Doanh nghiệp có 2 bài.
Các bài tiêu biểu đã được đọc và phát biểu vào ngày
8-5; các bài còn lại của các chủ đề được triển khai tại 6 địa điểm: chùa Tam Bảo,
chùa Làng Cát, chùa Bửu Thọ, chùa Vĩnh Phước, TX. Ngọc Tâm; chùa Phổ Minh. Các đại
biểu đã tích cực phát biểu và đóng góp ý kiến thiết thực.
Ngoài
ra, 2000 nam nữ Phật tử, được tuyển chọn tại các Tự viện từ các tỉnh, thành
trong cả nước tham gia khóa Tập huấn Hoằng pháp để sau khi trở về địa phương có
thể truyền trao tinh thần Phật chất đến với cháu con và hòa nhập trong đời sống
thực tiễn xã hội.
Dịp này,
Ban tổ chức đã kêu gọi Tăng Ni tỉnh Kiên Giang, các nhà hảo tâm, các Phật tử tặng
200 căn nhà Đại Đoàn kết (3 tỷ đồng); tặng quà bà mẹ VNAH, phát học bổng HS học
giỏi, phát xe đạp cho học sinh nghèo, Phát quà từ thiện, xây cầu đường nông thôn,
khám chữ bệnh cho người nghèo tổng trị giá trên 3 tỷ đồng; tổ chức cho Tăng Ni,
Phật tử hiến máu nhân đạo, cung thỉnh giảng sư thuyết giảng tại 14 đạo trong
trong toàn tỉnh....
Các hoạt
động cung nghinh Xá Lợi Phật, đêm hoa đăng thắp nến cầu nguyện Quốc thái dân an
và cầu siêu anh linh anh hùng liệt sĩ tại Công viên Văn hóa An Hòa; thiết lập
10 ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Nam tông tại công viên văn hóa An Hòa; viếng
và đặt vòng hoa tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh và thị xã Hà Tiên; đại
lễ tri ân anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, cầu siêu các nghĩa quân của cụ tại
công viên Nguyễn Trung Trực; trình diễn văn nghệ Phật giáo liên tục 3 đêm tại công
viên Văn hóa An Hòa - TP. Rạch Gia; tái hiện hình ảnh khất thực cúng dường Thiên
Tăng Hội cho chư tôn đức Phật giáo Nam Tông đã diễn ra thành công và để lại nhiều
ấn tượng.
Kết thúc
Hội thảo, Ban Tổ chức đã cấp Giấy chứng nhận cho 1000 đại biểu Tăng Ni cả
nước tham dự, 2000 đại biểu Hoằng pháp viên và nhiều bằng Công đức cho các Phật
tử có công đóng góp Hội thảo.
Nhân dịp
này, TT. Thích Bảo Nghiêm đã trao bảng xác nhận giữ quyền đăng cai Hội thảo Hoằng
pháp toàn quốc 2011 cho TT. Thích Huệ Thông - đại diện Phật giáo tỉnh Bình Dương.
Ngày
mai 10-5, ngày cuối cùng lưu lại thành phố Rạch Giá nhân Hội thảo, các đại biểu
sẽ được Ban tổ chức mời đến tham quan các thắng tích nổi tiếng của tỉnh Kiên
Giang.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự