Lễ hội Văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam (diễn ra từ ngày 6 đến 15-3-2014), với các hoạt động ở TPHCM một phần được tổ chức tại chùa Phổ Quang (Q.Tân Bình) và chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3).
Sáng nay, 7-3, nghệ thuật vẽ Mandal trên cát do các vị Lama đến từ Ấn Độ (thuộc dòng truyền thừa của Phật giáo Tây Tạng) thực hiện tại chùa Phổ Quang đã được PV Giác Ngộ online ghi lại.
Báo đài và khách tham quan việc thực hiện Mandala trên cát
Theo đó, vẽ Mandala trên cát là một trong những loại hình nghệ thuật tâm linh đặc thù của Phật giáo truyền thống Kim Cương thừa Tây Tạng, thực hiện đồ hình về vũ trụ.
Chất liệu vẽ là cát trộn với chất liệu màu lỏng có tên gọi là camel color. Cát màu sau khi trộn được đem phơi nắng cho khô và dùng để vẽ tranh.
Dụng cụ vẽ gồm các ống đồng có rãnh lồi trên thành ống, ống có tên là Chakpu và một dụng cụ gọi là Dhar (hình dáng giống con dao).
Người thực hiện sẽ thao tác cọ xát dụng cụ Dhar này trên phần rãnh lồi của thành ống Chakpu để tạo lực rung làm cát đi qua đầu nhỏ bên kia của ống và rãi trên bề mặt bức tranh theo đường vẽ phác họa trước.
Tuỳ theo kích thước lớn hay nhỏ, bức tranh có thể do một người vẽ hoặc nhiều người cùng vẽ. Tranh cát sau khi hoàn tất sẽ được trưng bày khoảng 1 tuần lễ rồi bỏ đi - tượng trưng cho lẽ vô thường.
Các chén đựng cát màu để vẽ tranh
Các ống đồng Chakpu có rãnh lồi trên thành ống và được đánh số từ 1 đến 5 - size của đầu nhỏ nơi cát màu đi qua
Mỗi ống đồng Chakpu có kích cỡ khác nhau - phục vụ cho yêu cầu cát xuống nhiều hay ít
Cát màu được cho vào ống Chakpu từ miệng ống
Dụng cụ Dhar dùng để cọ xát vào ống Chakpu có các rãnh lồi để tạo lực rung làm cát đi qua ống và vẽ trên tranh
Thao tác khi vẽ, cọ xát dụng cụ Dhar trên thành ống có rãnh lồi