Đến dự có HT.TS. Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch Hội đồng
Trị sự GHPGVN; HT. Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; TT.TS
Thích Đồng Bổn, Trưởng ban PGVN, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam; ĐĐ. Thích
Nhật Từ, Phó Viện trưởng HVPGVN tại TPHCM. Đặc biệt, hội thảo còn có sự tham dự
của GS. Hoàng Như Mai, Chủ tịch Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TPHCM; PGS.
Trần Hữu Tá, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học
TPHCM; PGS.TS Đoàn Lê Giang, trưởng Ban Khoa Văn học và Ngôn ngữ trường Đại
học KHXH&NV TPHCM; TS. Nguyễn Thành Thi, Trưởng Khoa Ngữ văn trường Đại học
Sư phạm TPHCM; ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính
phủ… cùng khoảng 300 đại biểu là các giáo sư, tiến sĩ, học giả, nhà nghiên cứu trong
và ngoài Giáo hội.
Hội thảo nhằm nhấn mạnh hai vấn đề lớn của lịch sử thủ
đô Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung, là “Phật giáo và 1000 năm
Thăng Long – Hà Nội” và “Văn học và 1000 Thăng Long – Hà Nội”.
Trong nhóm đề tài thứ nhất, Phật giáo và Thăng Long,
có 12 bài viết về Phật giáo đời Lý với vai trò dựng nước và phát triển đất nước
từ mốc dời đô lịch sử, 14 bài nghiên cứu bao quát về hai giai đoạn Phật giáo
trong tương quan giữ tư tưởng, triết lý Phật giáo với lịch sử văn học của hai triều
đại này. Bên cạnh đó, còn có 7 bài giới thiệu về giai đoạn Phật giáo sau đời Trần
như Phật giáo Khmer, văn học Phật giáo ở
Nhóm đề tài thứ hai, văn học và Thăng Long, bao gồm 36
bài viết gắn liền với ba giai đoạn văn học là văn học Lý – Trần, văn học cổ điển
sau đời Trần và văn học hiện đại.
Có thể nói, Hội thảo lần này sẽ là các dữ liệu có giá
trị tham khảo rất lớn trong việc phát triển đất nước, xây dựng một đất nước Việt
Ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng vụ tôn giáo chính phủ
Tác giả Ánh Vy và GS Nguyễn Khắc Thuần
Ca sĩ Trung Hậu hát mừng lễ khai mạc
Nghệ sĩ Ngân Huệ
MC Thích Trí Chơn
HT. Thích Trí Quảng đọc diễn văn khai mạc
Giáo sư, nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai
Phó Giáo sư Trần Hữu Tá
Nguồn tin: hoalinhthoai
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự