Chứng minh và tham dự buổi lễ có HT. Thích Thanh Sam -
Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký HĐCM; TT. Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch
HĐTS; TT. Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư, Trưởng
BTS Thành hội Phật giáo Hà Nội cùng chư tôn đức BTS Thành hội, Ban Đại diện
Phật giáo quận Tây Hồ và toàn thể chư Tăng trú xứ Tổ đình Trấn Quốc, các vị trụ
trì các di tích trên địa bàn quận và đông đảo Phật tử thủ đô.
Về phía chính quyền có các ông Nguyễn Quốc Hùng -
Cục phó Cục Di sản văn hoá; Nguyễn Văn Khôi - Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội; Trần
Huy Sáng - Phó Bí thư Quận uỷ Tây Hồ cùng đại diện các cơ quan ban ngành TP, quận
Tây Hồ, phường Yên Phụ cùng về tham dự.
TT Thích Thanh Nhã - Phó BTS Thành hội Phật giáo Hà Nội,
Chánh đại diện Phật giáo quận Tây Hồ, trụ trì chùa Trấn Quốc phát biểu ý
kiến về dự án tu bổ, tôn tạo chùa Trấn Quốc: “Chùa Trấn Quốc khai sáng từ
thời Tiền Lý Nam Đế thế kỷ thứ 6 (541-548), lúc khởi đầu gọi là chùa Khai Quốc
(Mở nước). Xây dựng tại bến sông Hồng thuộc địa phận làng Yên Hoa, nay là phường
Yên Phụ. Đến niên hiệu Đại Bảo, đời vua Lê Thái Tông, chùa được đổi tên thành
An Quốc. Thời Lê trung hưng năm 1615, do bến sông Hồng bị lở, nhân dân dời chùa
vào đảo Kim Ngư (đảo Cá Vàng) ở Hồ Tây, là địa điểm hiện nay của chùa. Chùa được
dựng trên nền cũ cung Thuý Hoa (thời Lý) và điện Hàn Nguyên (thời Trần). Trải
qua những thăng trầm của thời gian và lịch sử, chùa Trấn Quốc vẫn luôn là một
danh lam cổ tự, là nơi gửi gắm tâm linh, hướng về Phật pháp của nhân dân thủ đô
và bà con Phật tử xa gần”.
“Theo sự biến thiên của lịch sử và sự xuống cấp của nhiều
hạng mục, nhà chùa đã xin được cải tạo lại một số hạng mục như cổng chùa, hành
lang tả hữu, vườn tháp, nhà khách, khu công trình phụ trợ… Trong lần tu bổ, tôn
tạo này, chùa Trấn Quốc còn là công trình được UBND quận Tây Hồ gắn biển chào mừng
Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”.
Ông Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Phát triển
quỹ đất và quản lý duy tu hạ tầng đô thị, đại diện chủ đầu tư dự án chỉnh trang
hè đường Thanh Niên, trình bày báo cáo tóm tắt quá trình triển khai thực hiện dự
án.
HT.Thích Thanh Sam phát biểu chúc mừng, tán thán những
thành tựu của nhà chùa đã đạt được trong thời gian qua, đây là một trong những
công trình đặt biệt để đón mừng Hà Nội nghìn năm tuổi. Công trình đã được đón
nhận sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương, thành phố tới địa phương,
được các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước, các đơn vị doanh nghiệp trên địa
bàn Hà Nội công đức tâm sức, kinh phí để đầu tu trùng tu ngôi chùa thêm uy
nghiêm, bề thế như ngày hôm nay. Hoà thượng mong muốn trong thời gian tới, các
cấp lãnh đạo sẽ luôn quan tâm chỉ đạo để thực hiện tốt công tác chỉnh trang góp
phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của các di tích trên địa bàn, xây dựng
thủ đô ngày thêm giàu đẹp.
Ông Nguyễn Phúc Quang - Phó Bí thư Quận uỷ - Chủ
tịch UBND quận Tây Hồ phát biểu ý kiến, khắng định: “Đây là công trình có ý
nghĩa quan trọng, thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của các cấp, các ngành của
thành phố, địa phương trong công tác lãnh đạo… Đồng thời thể hiện rõ lòng tự
hào, tình yêu và trách nhiệm của mỗi người dân Tây Hồ cùng toàn thể nhân dân thủ
đô góp phần xây dựng thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại. Thay mặt chính quyền
quận Tây Hồ, ông cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo các cơ quan ban ngành của Thành uỷ,
UBND TP.Hà Nội, phường Yên Phụ, đặc biệt của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế An
Viên và Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam và các Phật tử xa gần đã công đức
tâm sức và kinh phí để đầu tư tôn tạo nhằm phát huy và tôn vinh các giá trị nhiều
mặt của di tích chùa Trấn Quốc.
Ông Lê Trung Đức - Chánh Văn phòng UBND quận Tây
Hồ công bố quyết định gắn biển công trình và khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt
thành tích trong triển khai thực hiện 2 dự án.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự