Đến
chứng minh và tham dự có HT. Thích Thanh Sam – Phó Pháp chủ kiêm Tổng Thư ký
Hội đồng Chứng minh GHPGVN; HT. Thích Đức Nghiệp – Phó Thư ký HĐCM; chư Tôn
giáo phẩm thành viên HĐCM, TT. Thích Thanh Nhiễu, TT. Thích Quảng Tùng – Phó
Chủ tịch HĐTS; HT. Thích Thiện Pháp – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh phó Văn phòng
2 TWGH; TT. Thích Gia Quang – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 1 TWGH; chư
Tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS, Ban, Viện TWGH, đại diện Ban Trị sự các Tỉnh, Thành
hội Phật giáo; hơn 1.000 Tăng Ni và Phật tử đồng tham dự.
Buổi
lễ hân hạnh đón tiếp ông Nguyễn Bá Thanh – Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND Tp. Đà
Nẵng; quý ông, bà đại diện các Sở, Ban ngành p. Đà Nẵng, quận Ngũ Hành Sơn và
địa phương sở tại.
Được
biết trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của nhân dân Việt
Hôm
nay, 35 năm đã trôi qua, chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ, Đà Nẵng từng ngày
thay da đổi thịt, là một trong những địa phương phát triển mạnh, đầu tư nước
ngoài vào Đà Nẵng rất đa dạng với nhiều ngành nghề khác đã tạo công ăn việc làm
và nâng đời sống của nhân dân Đà Nẵng ở mức cao nhất trong khu vực miền Trung.
Cuộc
chiến đã đi qua, đất nước đã hồi sinh, phát triển và vươn rộng ra tầm cao thế giới,
nhưng trong ký ức những người lính trực tiếp tham chiến, trong lòng người dân
Đà Nẵng thì cuộc chiến tranh Việt Nam lúc ấy vẫn là nỗi ám ảnh khôn nguôi, đời
sống tâm linh của những người còn sống luôn xót xa khi nhớ về những kỷ niệm
thiêng liêng của những người thân, đồng chí, đồng đội đã vĩnh viễn nằm lại nơi
vùng cát trắng Đà Nẵng. Vì thế, một nhà thơ đã nói:
“Một đời vì nước, toàn dân luôn tưởng
nhớ
Ngàn năm yên nghỉ, Tổ quốc mãi ghi công”
Một
cuộc chiến vệ quốc vĩ đại đã đi qua, Đà Nẵng không ngừng phát triển về mọi mặt,
đời sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc, nhưng trong lòng vẫn còn đó nỗi đau
mất người thân.
Để chia sẻ phần nào đau thương, mất mát mà những người dân Đà
Nẵng đã gánh chịu; đồng cảm với những anh linh anh hùng chiến sĩ, bộ đội, thanh
niên xung phong, những người đã vĩnh viễn nằm yên trong lòng đất khi tuổi đời
vừa mới đôi mươi, hay những người đã hy sinh một phần thân thể mình để giữ gìn
từng tấc đất Việt Nam và quê hương Đà Nẵng.
Trong
ý nghĩa tri ân, báo ân của Đạo Phật, uống nước nhớ nguồn của Dân tộc Việt Nam,
cũng là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc và Phật giáo Việt Nam, trong ý
nghĩa thế giới gian hòa, duyên khởi của người đã mất và những người còn sống,
âm có siêu thì dương mới thới, người thác yên lòng, người sống mới an tâm,
chúng tôi tin tưởng rằng anh linh của các Liệt sĩ và hương linh những người đã
mất sẽ được an ủi về mặt tinh thần.
Tổ quốc mãi mãi ghi công và nhân dân Việt
Nam trong đó có Tăng Ni, Phật tử Việt Nam luôn tưởng nhớ các Liệt sĩ bằng hành
động cụ thể, lợi Đạo ích Đời, góp phần hoàn thành mục tiêu dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; và cầu nguyện cho những người còn sống sẽ
luôn được hạnh phúc và an lạc trong một xã hội chan chứa tình người, một đất
nước độc lập, tự do.
Với
lòng tưởng niệm vô biên, biết ân vô hạn, đồng cảm vô cùng vô tận, lòng từ bi
chan hòa pháp giới, sẽ giao cảm với anh linh các anh hùng liệt sĩ trong thế
giới vô biên. Bằng Phật lực gia trì, năng lực chú nguyện của chư Tôn đức Tăng
Ni, tiếng kinh siêu độ, một dạ chí thành, lắng lòng thanh tịnh, toàn thể pháp
hội đạo tràng thành tâm cầu nguyện anh linh các chiến sĩ đã hy sinh vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc, vì sự bình yên của Đà Nẵng luôn được an nhàn trong
cõi Tịnh. Nơi nghĩa trang thân yêu, cây cỏ bạt ngàn này, các anh hùng liệt sĩ
hãy an nghĩ cho ngàn thu in bóng, mãnh hình hài hòa quyện với non sông, sẽ sống
mãi trong lòng dân tộc, trong trang sử rạng ngời của đất nước Việt Nam quang
vinh./.
Nguồn tin: GHPGVN
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự