Tới chứng minh và
dự lễ truy điệu có Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Đức Đệ tam Pháp chủ
GHPGVN; HT. Thích Thanh Sam – Phó Pháp chủ kiêm Chánh thư ký HĐCM; HT. Thích Đức
Nghiệp – Phó thư ký HĐCM; HT. Thích Chơn Thiện – Phó Chủ tịch thường trực HĐTS;
HT. Thích Trí Quảng – Phó Chủ tịch HĐTS, HT. Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch
kiêm Tổng thư ký HĐTS; chư Tôn đức Phó chủ tịch HĐTS: TT. Thích Thanh Nhiễu,
TT. Thích Quảng Tùng, TT. Thích Bảo Nghiêm; HT. Thích Trí Tâm – Trưởng ban Nghi
lễ Trung ương cùng chư Tôn đức giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự
Trung ương GHPGVN.
Đông đảo Tăng Ni,
Phật tử và nhân dân đã về dự lễ truy điệu.
Tại buổi lễ, Hòa
thượng Thích Thiện Nhơn đã cung tuyên tiểu sử
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ.
Hòa thượng Thích
Thanh Tứ, thế danh Trần Văn Long, sinh năm 1927 tại thôn Miêu Nha, xã Song Mai,
huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, có duyên với cửa thiền từ năm lên 6 tuổi, thụ
giới Sadi năm 1939 và thụ giới tỷ khiêu năm 1947.
Thấm nhuần tư
tưởng: "Phật pháp bất ly thế gian giác" với truyền thống yêu nước
"Hộ quốc an dân" của Phật giáo Việt, Ngài đã sớm giác ngộ Cách mạng,
tích cực tham gia hoạt động bí mật trong lòng địch, ủng hộ các phong trào Cách
mạng. Từ năm 1947 đến năm 1949 Ngài được suy cử làm Uỷ viên Ban Chấp hành Hội
Phật giáo Cứu quốc tỉnh Hưng Yên, tổ chức thành viên của Hội Liên Việt (nay là
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).
Từ tháng 01 năm 1950
đến tháng 9 năm 1951, Ngài đã trực tiếp tham gia lực lượng vũ trang bí mật tỉnh
Hưng Yên, làm công tác dân vận, thúc đẩy Tăng ni, Phật tử tích cực tham gia các
phong trào lao động sản xuất ủng hộ kháng chiến, bảo vệ Cách mạng.
Từ tháng 10 năm 1951 đến tháng 4 năm 1953, Ngài đã bị thực dân Pháp bắt giam và
tra tấn, giải qua nhiêu trại giam, nhà tù: Bốt La Tiến, bốt Lực Điền ở thị xã
Hưng Yên; nhà thờ Kẻ Sặt, nhà giam giam ở tỉnh Hải Dương; Nha công an, nhà tù
Hỏa Lò, trại giam Thanh Liệt, tỉnh Hà Đông, nay là thành phố Hà Nội.
Năm 1968, hai tỉnh
Hưng Yên và Hải Dương hợp nhất thành tỉnh Hải Hương, Hội Phật giáo Thống nhất
Việt Nam tỉnh Hải Hưng được thành lập, Ngài được suy tôn làm Chánh Thư ký tỉnh
hội. (từ 1969-1973). Từ năm 1974 đến năm 1980, Ngài được suy cử Uỷ viên Ban Trị
sự kiêm Chánh Văn phòng Trung ương Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, chính
thức làm việc tại chùa Quán Sứ, Trụ sở Trung ương Hội.
Từ ngày 04 đến ngày 07/11/1981 tại chùa Quán Sứ - Hà Nội, các hệ phái họp thống
nhất Phật giáo, thành lập Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Ngài được suy cử làm Phó
Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng I Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho
đến tháng 11 năm 1997.
Tháng 11 năm 1997,
Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV (1997-2002) thành công, Ngài
được suy cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự. Năm 2001 Ngài được suy cử làm Phó
Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội. Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn
quốc lần thứ V (2002-2007) và lần thứ VI (2007-2012), Ngài được suy tôn là
thành viên Hội đồng Chứng minh và suy cử làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng
Trị sự, Viện trưởng Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.
Với những đóng góp
to lớn đối với Đạo pháp và Dân tộc, Ngài luôn được Tăng ni, Phật tử, nhân dân
quý mến và tin tưởng. Ngài được Trung ương Giáo hội công cử làm đại diện giới
Tăng ni, Phật tử tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội và được cử tri bầu trúng cử
hai khóa Quốc hội khóa XI, XII.
Đảng và Nhà nước
đã trao tặng Ngài nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương kháng chiến hạng nhất,
hạng nhì; Huân chương Độc lập hạng hai; Huân chương Đại đoàn kết toàn dân tộc;
Huân chương Hồ Chí Minh.
Ngài đã an nhiên
thu thần thị tịch vào hồi 08h15’ ngày 26 Tháng 11 năm 2011 (nhằm ngày 02 Tháng
11 năm Tân Mão, trụ thế 85 tuổi, gần 80 năm tu sống trong cảnh thiền môn, tham
gia hoạt động Cách mạng, lãnh đạo phong trào Phật giáo. Ngài viên tịch đã để
lại cho môn đồ tứ chúng, các cấp Giáo hội Phật giáo Việt
Thay mặt Trung
ương GHPGVN, HT. Thích Chơn Thiện đã đọc lời tưởng
niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ.
Lời tưởng niệm mở
đầu “Nhớ Giác linh xưa, thiện căn đầy đủ, hạnh nguyện đại thừa từ vùng đất địa
linh nhân kiệt Trần gia thọ mạng một đời, Hòa thượng đã hiện thân Đại sĩ, xứ
Hưng Yên thác tích hiện thân, nương các duyên thực hành Bồ tát đạo. Hòa thượng
đã sớm kết duyên lành với ngôi Tam Bảo, tuổi mười hai xả tục cầu chân chùa Đống
Long, Tổ Thanh Hồ truyền thụ tâm tông.
Kể từ đó, đường
giải thoát nâng nâng nhẹ gót; rồi đến độ tâm hoa khai phát, suối nghĩa dạt dào,
đèn Thiền tỏ rạng, sáng danh Thích tử nghìn đời.”
Lời tưởng niệm cho biết “Bằng hạnh nguyện lợi tha, nêu cao chí cả “Hộ quốc an dân”, là tu sĩ cũng là công dân nước Việt, khi nước nhà lâm cơn nguy biến, với lòng yêu nước thương dân, Hòa thượng đã bí mật tham gia phong trào Cách mạng và các phong trào phụng đạo yêu nước của giới Tăng Ni, Phật tử thời bấy giờ cho đến khi đất nước giành độc lập những năm 1945, góp phần làm cho xã hội an vui hạnh phúc, đất nước hòa bình thịnh vượng, đạo đời hòa quyện một thể viên thông. Quả thật: “Hoa đời hoa đạo đua nhau nở, mãi mãi ngàn sau vẫn ngát hương”.”
Lời tưởng niệm nêu rõ “Hòa thượng đã vào đời bằng tinh thần đại sĩ. Với ân đức
trang nghiêm, đạo tâm trác thế, trí tuệ viên dung, tùng lâm thạch trụ, ánh sáng
của rừng thiền, cho nên mỗi lời nói của Hòa thượng là những đạo từ thâm thúy đã
in đậm trong tâm của người con Phật; mỗi bước chân đi của Hòa thượng đã ghi dấu
biết bao tình Đạo pháp nghĩa đồng bào; mỗi cử chỉ của Hòa thượng đều thể hiện
sự khoan dung độ lượng, lòng từ chan chứa. Hòa thượng chính là hình ảnh giải
thoát vô ngại, là lẽ sống muôn đời cho Tăng Ni, Phật tử Việt
Lời tưởng niệm
khẳng định “Trải qua nhiều nhiệm kỳ, gần 70 năm hoạt động, Hòa thượng đã có
những cống hiến cao quý, là một trong những Trưởng lão Hòa thượng lãnh đạo cấp
cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có những quyết sách thuận trong vừa ngoài
trong việc hoạch định chương trình hoạt động Phật sự mang tầm vóc quốc gia và
quốc tế, tích cực tham gia vào việc xây dựng và phát triển đất nước, kế thừa
truyền thống 2.000 lịch sử Phật giáo Việt Nam.”
“Là bậc đống
lương, thạch trụ tùng lâm, kể từ khi Giáo hội Phật giáo Việt
Một mai thân xác tiêu tan,
Danh thơm vẫn ỏ thế gian muôn đời.
Pháp thân lồng lộng tuyệt vời,
Chiếu soi Pháp giới rạng ngời sử xanh.”
Lời tưởng niệm kết thúc: “Trong giây phút nghìn thu vĩnh biệt, trước linh đài
khói hương quyện tỏa, chúng tôi thay mặt Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội Phật giáo có đôi
lời tưởng niệm để vĩnh biệt bậc chân nhân Đại sĩ sáng ngời gương đạo hạnh. Kính
nguyện Giác linh Trưởng lão Hòa thượng bất vong nguyện lực, tái hiện đàm hoa,
phát triển đạo vàng, quang vinh họ Thích; và xin đốt nén tâm hương cúng dường
Giác linh Trưởng lão Hòa thượng để gọi là thể hiện mối tâm giao, tình Pháp lữ
đời đời trong Chính pháp, xin hứa sẽ tiếp tục thực hiện những sự nghiệp mà Trưởng
lão Hòa thượng còn để lại, nhất là làm cho ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam
ngày càng phát triển vững mạnh trang nghiêm trong lòng dân tộc như tâm nguyện
của Trưởng lão Hòa thượng lúc sinh tiền.”
Tại lễ truy điệu,
TT. Thích Thanh Phúc - Trưởng pháp tử của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ,
trụ trì chùa Châu Long (Hà Nội) thay lời môn đồ pháp quyến đã có đôi lời cảm
niệm ân sư.
Kết lúc lễ truy
điệu, TT. Thích Thanh Nhiễu thay mặt ban Lễ tang phát biểu cảm niệm, tri ân
Tăng Ni, Phật tử, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan, ban
ngành, đoàn thể và nhân dân đã gửi vòng hoa, viếng giác linh Trưởng lão Hòa
thượng Thích Thanh Tứ.
Hòa thượng Thích
Trí Tâm đã thực hiện nghi thức di quan nhục thân Hòa thượng Thích Thanh Tứ về
nhập bảo tháp tại quê nhà.
Phattuvietnam.net
sẽ nhanh chóng cập nhật hình ảnh lễ truy điệu Trưởng lão Hòa thượng Thích
Thanh Tứ ngay sau khi nhóm phóng viên Phattuvietnam.net từ Hưng Yên trở về.
Sau đây là chùm
ảnh khai thác từ VOV News:
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự