Nhà
nghiên cứu có tầm cỡ Fred Ward khẳng định đây là một trong những “phát hiện của
thiên niên kỷ”. Còn chuyên gia khai thác ngọc quốc tế Kirk Makepeace - đồng
thời là giám đốc của công ty đã phát hiện khối Polar Pride - bảo rằng khối ngọc
vĩ đại trên xứng đáng đưa vào danh sách bảo vật của hành tinh chúng ta. Vì thế
ông tuyên bố việc sử dụng khối ngọc Polar Pride không chỉ do tập đoàn của ông
nắm giữ mà phải “dành cho thế giới quyết định”.
Trước
đó không lâu, lạt ma Zopa Rinpoche đã nằm mộng thấy một khối ngọc bừng sáng
trên vùng đất của
Thân
phụ của ông ngày trước cũng đã cúng dường 50 mẫu đất ở Úc cho một trong những
vị lạt ma đầu tiên truyền bá Phật giáo sang Âu Mỹ là lạt ma Yeshe để kiến lập
một đạo tràng có tầm cỡ mang tên Atisha (chính tại đạo tràng này, tượng điêu
khắc từ khối ngọc Polar Pride sẽ được đặt an vị trong bảo tháp Đại Từ Bi
- Mahabodhi Stupa - của trung tâm).
Đến
lượt ông, sau khi nhận lời tạo tác tượng Phật từ khối ngọc Polar Pride, ông đã
đi đầu khởi xướng và bắt tay thực hiện, liên hệ với công ty chủ quản của khối
ngọc để bàn bạc. Công việc trôi chảy, thuận lợi và khối ngọc Polar Pride được
chở từ
Đến
đầu năm 2008, các nhà điêu khắc Thái Lan thuộc Jade Thongtavee bắt đầu khắc
tượng theo mẫu đã chấp thuận. Hiện cũng đã có một vài tượng Phật bằng ngọc ở
các chùa tại Miến Điện, Thái Lan, Trung Quốc, song tượng Phật điêu khắc từ khối
ngọc Polar Pride lần này là lớn nhất, đã hoàn tất và tiến hành các nghi lễ chú nguyện
vào tháng 12.2008.
Tại
lễ lạc thành, tượng được lạt ma Zopa Rinpoche đặt tên là The Jade Buddha for
universal peace (Phật Ngọc cho hòa bình thế giới) sẽ đưa đi trưng bày vòng
quanh thế giới. Cuộc rước Phật Ngọc do Trung tâm Phật giáo Atisha (Úc) khởi
xướng và hợp tác với các đạo tràng tại nhiều nước thực hiện. Việt
Tiếp
đó, tượng Phật Ngọc rời Việt
Lịch
trình cung thỉnh Phật Ngọc ở VN đã được ấn định, với đợt trưng bày mở đầu tại
chùa Quán Thế Âm, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng (từ ngày 13.3 đến 15.3),
trong dịp lễ hội Quán Thế Âm 19.2 âm lịch. Sau đó tượng đưa vào trưng bày tại 4
địa điểm khác ở phía Nam, gồm: chùa Đại Tùng Lâm ở Bà Rịa - Vũng Tàu (từ 21.3
đến 26.3), chùa Phổ Quang, quận Tân Bình, TP.HCM (từ 29.3 đến 5.4), chùa Hoằng
Pháp, Hóc Môn, TP.HCM (từ 9.4 đến 24.4), chùa Vạn An, huyện Châu Thành, Đồng
Tháp (từ 1.5 đến 10.5).
Nguồn tin: Theo Thanh Niên online
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự