Sau khi Đức Pháp chủ niêm hương bạch Phật tại chánh điện, đại chúng đảnh lễ Tam bảo, xưng tụng Đại bi và phát lộ sám hối. Chư Tăng theo hạ lạp trang nghiêm phân lập, đại chúng cung thỉnh Hòa thượng Thích Minh Thông đại vị thuyết giới Tỳ-kheo và Bồ-tát.
Kết thúc phần thuyết giới, hồi hướng tại chánh điện, đại chúng vân tập Tổ đường đảnh lễ lịch đại Tổ sư.
Bố-tát phiên âm từ cổ ngữ Ấn Độ (Uposatha, Pali, hay Upavasatha, Sanskrit) được hiểu là buổi lễ được tổ chức định kỳ mỗi tháng hai lần, qua đó, các Tỳ-kheo tụ họp lại để được nghe đọc lại giới bổn rồi tự xét mình có vi phạm điều gì mà sám hối, thanh tịnh mình.
Với Phật giáo TP.HCM, vào các tháng không thuộc mùa An cư, chư Tăng thành viên Ban Trị sự, Thường trực các ban chuyên môn trực thuộc GHPGVN TP.HCM, Thường trực Ban Trị sự Phật giáo TP.Thủ Đức và 21 quận, huyện sẽ tập trung về Việt Nam Quốc Tự tham dự bố-tát chung vào sáng 14 Âm lịch hàng tháng.
Trưởng lão Hòa thượng Đệ tứ Pháp chủ GHPGVN niêm hương bạch Phật trước thời bố-tát.
Trong mùa An cư, chư Tăng sẽ tập trung bố-tát 2 kỳ, vào ngày 14 và ngày cuối tháng Âm lịch, cũng tại Việt Nam Quốc Tự. Sau mỗi kỳ bố-tát, nếu có Phật sự chung cần thông báo, đây là dịp để Giáo hội tổ chức kỳ họp mở rộng.
Tại các quận, huyện và cơ sở tự viện lớn đủ yêu cầu về túc số sẽ duy trì sinh hoạt đặc thù của Tăng-già này mỗi tháng 2 kỳ.
Hòa thượng Thích Minh Thông được đại chúng cung thỉnh đại vị thuyết giới.
Bố-tát là sinh hoạt đặc thù của Tăng-già, việc không thể vắng nếu không có lý do chính đáng và được thực hiện theo quy định của luật Phật chế đối với các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni.
Theo Phatgiao.org.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự