Ghé thăm nhà của vị nghệ nhân Nguyễn Quang Vịnh cách cầu Chiêm Hóa không xa. Đây là người đàn ông đã ngoài 70 tuổi, nhưng nhìn vẫn khỏe mạnh và phong độ, ông chính là chủ nhân của bộ bàn ghế gỗ Ngọc Am hiếm có này.
Lần đầu tiên khi nhìn thấy sản phẩm trước mặt chắc chắn ai cũng cảm thấy nó cực kì đồ sộ, khác lạ được đặt ngay vị trí trung tâm của căn nhà. Hơn nữa, mùi thơm mà gỗ toát ra thoang thoảng trong không khí cũng khiến cho nhiều người cảm thấy thích thú, theo như chia sẻ của ông Vịnh thì càng về đêm mùi hương này càng trở nên đậm đà hơn. Ở trong nhà chẳng bao giờ có sự xuất hiện côn trùng hay ruồi muỗi vì chúng đều sợ mùi hương của gỗ Ngọc Am.
Để có được bộ bàn ghế gỗ Ngọc Am hiếm có quả là không hề đơn giản. Ông Vịnh đã phải mất tới 10 năm lặn ngụp ở dưới lòng sông Gâm mới có thể tìm thấy đủ gỗ chế tạo ra bộ bàn ghế tuyệt vời này. Trong vòng 10 năm đó, ông đã phải đánh đổi cả nước mắt và máu, thậm chí còn bị điếc 1 bên tai vì ngâm nước quá lâu ở dưới sông.
Bộ bàn ghế gỗ Ngọc Am có gì nổi bật?
Điểm nổi bật khiến người xem ấn tượng về bộ bàn ghế gỗ Ngọc Am là vì 4 chiếc ghế có hình dáng khá kì dị, nhưng được chạm trổ kì công bằng hình rồng phượng khá tinh xảo. Nhìn kĩ thì thấy những con rồng khổng lồ đều có trạng thái, dáng uốn lượn rất riêng biệt. Các hoa văn và họa tiết tứ linh được đan xen một cách hài hòa, tự nhiên càng khiến cho sản phẩm thêm phần sang trọng.
Ghế có dáng tự nhiên, cao khoảng 1,5m, phần bệ ngồi được bào nhẵn và ít bị đục đẽo. Tuy nhiên, 4 chiếc ghế này lại không hề có một quy chuẩn nào về hình dáng cụ thể. Theo chia sẻ của ông Vịnh vì muốn thuận theo lẽ tự nhiên nên ông không muốn sử dụng kĩ thuật để can thiệp nhiều vào việc lắp ghép hoa văn hay tạo dáng cho ghế.
Gỗ quý được điêu khắc với hoa văn đẹp mắt Không chỉ dừng lại ở đó, chiếc bàn được làm bằng gỗ Ngọc Am cũng khiến người xem không khỏi xuýt xoa vì sự đặc biệt mà nó sở hữu. So với những chiếc bàn khác thì chiếc bàn này lại không hề bằng phẳng mà ngược lại có sự uốn lượn, lồi lõm y hệt như những cung đường của Tây Bắc. Ở quanh mặt bàn là những hình tròn thể hiện cho những con đường với những đường gấp khúc được tạo tác kì dị, có chỗ hoắm sâu, có chỗ lại dựng đứng. Ở trên cung đường này có 7 điểm dừng chân để đặt 7 chiếc chén và 1 chiếc ấm pha trà.