Hỗ trợ người dân chạy dịch
Tháng 9-2021, những đoàn xe máy chồng chất, đeo buộc hàng hóa, chở theo trẻ em, phụ nữ nối đuôi kéo dài từ tâm dịch COVID-19 TP.HCM về quê nhà. Cao điểm có khoảng 1.000 xe máy, có những chiếc xe máy quá cũ nát thì được người điều khiển hạ nhiệt bằng cách buộc theo hai can nước, nối với dây truyền dịch, tĩnh mạch (của y tế) để nhỏ nước tí tách lên lốc máy. Những con người với khuôn mặt bơ phờ, xơ xác thường sáng lên khi dừng lại ở các trạm cứu hộ dọc đường, nhất là tiệm sửa xe máy.
Bản thân Huỳnh Văn Phước có nhiều hành động đẹp và rất đáng khen ngợi. Mẹ của Phước cũng từng là cán bộ hội viên Hội Phụ nữ xã. Bà tham gia tích cực hoạt động cộng đồng.
Bà NGUYỄN THỊ AN, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đức Hiệp
Trên Quốc lộ 1A, địa phận xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức có một tiệm sửa xe máy căng tấm bạt màu đỏ khá lớn để đón đoàn xe. Những người dừng lại tại đây sẽ được nhóm từ thiện của thầy giáo Ngô Khắc Vũ (Trường THPT Mộ Đức 2) hỗ trợ lương thực, sau đó chỉ sang tiệm sửa xe bên cạnh. Xe máy vào tiệm sẽ được căng lại dây xích, siết lại hệ thống ốc, kiểm tra đèn, công tắc và cuối cùng là kiểm tra thay nhớt. Sửa xe xong thì Phước chỉ tiếp cho họ tới trại hỗ trợ của nhóm Nối Vòng Tay Việt ở trước Bến xe khách Chín Nghĩa.
Thầy giáo Vũ là người 15 năm kêu gọi hỗ trợ từ thiện. Thầy Vũ đã chuyển cho tiệm sửa xe SOS 20 triệu đồng tiền của các nhà hảo tâm, sau đó thầy để Phước tự đăng đàn trên Facebook kêu gọi. Vì chi phí mỗi ngày ở tiệm sửa xe lên tới hơn 10 triệu đồng.
Không biết bao nhiêu người ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Nam Định, Bắc Giang, Sơn La… đã dừng tại đây, nhờ cậy: “Bác thay giúp em tí nhớt để mát máy, tiếp tục lên đường chứ test sắp đến ngày hết hạn”.
Anh Phước quyên góp được bao nhiêu? Nhưng tôi tin chắc rằng số tiền xin được không đủ để đổ nhớt cho đoàn xe dài lê thê cứ nối đuôi vào tiệm “nhờ bác thay hộ em tí nhớt”. Chỉ riêng trong đêm 17-10, tại khu lều bạt của nhóm Nối Vòng Tay Việt, đoàn Thanh Hóa tập trung 300 người và Phước trực tiếp dẫn anh em ra thay nhớt, tăng xích, sửa đèn, bơm lốp cho hơn 100 xe máy, hết hơn 7 triệu đồng.
Nhà của Huỳnh Văn Phước nằm tại thôn Nghĩa Lập, xã Đức Hiệp, cạnh dòng sông Vệ. Căn nhà cấp bốn từng được xây lớn nhất trong làng Đức Lập vào năm 1970 nhưng trong nhà không có vật dụng gì mới, mà tất cả đều thuộc về dĩ vãng. Bà Nguyễn Thị Kim Luyến, mẹ của Phước, đang phơi bắp ở đầu ngõ, lúa trồng được ba sào cũng vừa gặt hái xong. Bà nuôi một con bò đã được bảy tháng và vài con heo ở phía sau nhà. Những tấm giấy khen chi hội trưởng Hội Phụ nữ thôn Đức Lập được bà cất giữ trên tủ để làm kỷ niệm.
Những người hàng xóm cho biết ông ngoại của Phước được cả làng biết tiếng, gọi là ông Hai Sắc. Bởi ông làm nghề thầy lang, kiêm cả việc điều trị bệnh như một thầy thuốc Tây và đỡ đẻ. Chín đứa con của ông làm nghề giáo, ông chỉ truyền lại nghề cho con gái và con rể là cha mẹ của Phước để làm bà mụ, y tá của làng. Khi ngành y tế phát triển, đòi hỏi việc chữa bệnh phải có bằng cấp, bà Năm Luyến (mẹ của Phước) phải bỏ nghề, kinh tế theo đó mà đi xuống.
Tiệm SOS vẫn trực nóng
Tôi có mặt tại tiệm sửa xe SOS của Phước vào một buổi chiều. Phước vừa nói chuyện vừa sửa chiếc xe máy cho hai bạn trẻ. Khi tính tiền, Phước hỏi: “Đi học hả? Học ở đâu vậy? Thôi sinh viên thì chỉ lấy tiền phụ tùng là 50 ngàn”. Cậu sinh viên cố nhét thêm 20.000 đồng nhưng Phước vẫn dúi lại với vẻ bình thản.
Tiệm sửa xe lấm lem dầu mỡ nhưng giữa đống đồ nghề lại có một thùng quyên góp hỗ trợ người nghèo, bên trong chứa đầy tiền lẻ, bên ngoài bê bết dầu và bụi đường. Tấm bảng SOS đặt bên đường trở thành sự chú ý, vì vậy cách đây vài ngày có người gọi điện thoại lúc nửa đêm nhờ cứu hộ xe máy cách tiệm 10 km. Phước chạy tới sửa. Khi sửa xong thì hai thanh niên nói: “Em không còn đồng bạc nào, anh thông cảm”. Thỉnh thoảng có những người dắt bộ xe trên Quốc lộ 1A, người đi đường thấy vậy là xán vô nói: “Hư xe à? Số điện thoại tiệm cứu hộ đây”. Vậy là Phước lại đến.
Anh Phước vẫn giữ nguyên cảm xúc của năm 2021, ai gọi là đi sửa ngay. Ảnh: VĂN CHƯƠNG.
Từng sửa hàng trăm xe cho người chạy dịch mỗi ngày, bây giờ là những sự vụ lác đác nên khá buồn tẻ, vì vậy Phước theo các nhóm từ thiện đi miền núi sửa xe miễn phí cho người vùng cao, tham gia kêu gọi, hỗ trợ cho người có hoàn cảnh nghèo. Thợ sửa xe thì mong có nhiều khách hàng, còn cậu thì lúc nào cũng trông ngóng có người gọi “xin tới cứu hộ”. Trên Quốc lộ 1A đoạn đi qua địa phận Quảng Ngãi, quán SOS 76G1 là nơi duy nhất bật đèn xuyên đêm và chủ tiệm luôn sẵn lòng nghe điện thoại rồi phóng xe đến.
Dốc tiền làm từ thiện
Phước học giữa năm lớp 10 thì bỏ, đi Sài Gòn để mưu sinh đổi đời, vì hoàn cảnh gia đình lúc đó khó khăn. Vào Sài Gòn làm ăn được bốn năm và học nghề sửa xe máy xong thì con trai quay về Quảng Ngãi, tiếp tục học hết cấp III. Phước học lấy bằng trung cấp kế toán, sau đó quay ra thuê mặt bằng sửa xe máy trên Quốc lộ 1A.
Nhà nghèo mà nó thì thích làm từ thiện, có năm chiếc xe máy bán hết để góp vô hỗ trợ người dân chạy tránh tâm dịch. Cái xe đang đi là của ông anh nó. Bao nhiêu tiền dốc vô hết, bây giờ không còn gì mà vẫn đi làm từ thiện nữa, lâu nay không mang được gì về nhà. Coi bộ đã 34 tuổi mà không biết chừng nào nó cưới được vợ. Bà Nguyễn Thị Kim Luyến, mẹ của Huỳnh Văn Phước.
Nguồn Plo.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự