Sư thầy bán cơm chay nuôi trẻ mồ côi

Thứ sáu - 10/01/2020 16:41
Sư thầy vừa làm cha, làm mẹ bán cơm chay… nuôi hàng trăm trẻ mồ côi. Đó là tấm lòng từ bi của Thầy Thích Huệ Quang, ở thiền viện Pháp Hoa (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai). Những chuyến từ thiện, những quán cơm chay bình dân là “cái duyên” ban đầu gắn kết thầy với những đứa trẻ kém may mắn…
Cơ sở nuôi trẻ mồ côi tại xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh do thầy Huệ Quang quản lý, nuôi dạy những đứa trẻ kém may mắn.
Cơ sở nuôi trẻ mồ côi tại xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh do thầy Huệ Quang quản lý, nuôi dạy những đứa trẻ kém may mắn.
Cơ sở nuôi trẻ mồ côi tại xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh do thầy quản lý, nuôi dạy những đứa trẻ kém may mắn. Thầy vẫn đi lại giữa hai nơi Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh để chăm sóc các cháu với sự hỗ trợ nhiệt tình của các cộng sự tại cơ sở. Dù vậy, có những đêm thầy phải thức khuya cùng các cộng sự pha sữa, dỗ dành từng cháu vì thiếu hơi ấm, sự chăm sóc của mẹ.

Để chăm lo cho những đứa trẻ ở đây, thầy đã dùng tiền từ hệ thống quán cơm chay giá rẻ do thầy thành lập. Hiện nay, hệ thống quán cơm chay gồm 336 quán (giá chỉ 8.000 đồng/ phần và 36 quán giá 1.000 đồng/ phần) ở khắp các tỉnh thành từ Thừa Thiên Huế đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Từ năm 1992, mỗi ngày thầy Huệ Quang xuất tiền dành dụm mua 400 suất cơm chay tặng người lao động nghèo và người lang thang cơ nhỡ. Đến năm 2000, thầy nảy sinh ý tưởng thuê mặt bằng mở quán bán cơm chay để có kinh phí làm việc thiện nguyện. Từ 2 quán ở đường Cách Mạng Tháng Tám và đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, Tp. Hồ Chí Minh), không bao lâu sau, thầy đã mở được 11 quán.

Nhiều thực khách đã xin được thầy dạy nấu các món chay để về mở quán khởi nghiệp và có điều kiện đồng hành cùng thầy trên đường thiện nguyện. Thầy Huệ Quang đã dạy nhiều lớp miễn phí về cách thức điều hành quán, tổ chức kinh doanh, chợ búa, nấu ăn… và trợ vốn ban đầu cho các chủ quán. Đa số họ là dân lao động ở quê lên thành phố mong tìm cơ hội lập nghiệp. Tiêu chí của các quán cơm chay của thầy là ngon, sạch và rẻ, đáp ứng nhu cầu khách hàng bình dân.

Hình ảnh nhà sư thân thiện và đức độ gắn bó với mỗi bữa cơm trưa của người nghèo đã làm cho nhiều người cảm kích và họ mong muốn thầy dạy họ nấu ăn, mở quán để họ có cơ hội khởi nghiệp, có điều kiện đồng hành cùng thầy trên đường thiện nguyện.

Hơn 20 năm nuôi trẻ, đến nay cơ sở từ thiện của thầy đang nuôi dưỡng 53 trẻ mồ côi, trong đó có hơn 20 cháu chưa tới tuổi đến trường. Mỗi cháu là một cảnh đời nghiệt ngã đáng thương, do vậy thầy cho biết cũng phải tùy vào hoàn cảnh từng cháu mà có cách nuôi dạy khác nhau.

Thầy Huệ Quang tâm sự: “Thầy tự nghiên cứu tâm lý trẻ và cách nuôi trẻ trên mạng. Với trẻ còn bú, thầy mua các loại sữa về cho từng bé uống thử. Có đứa thử đến 7 loại sữa mới chọn được loại thích hợp. Thỉnh thoảng thầy cũng chở các bé đi siêu thị hay đi du lịch, cho các bé vui chơi”. 

Từ năm 2014 đến nay, TT. Thích Huệ Quang cũng hợp tác với Quỹ “Hòa nhập cộng đồng” của Hội Luật gia TP.HCM trong hoạt động dạy nghề cho các đối tượng sau khi ra tù, lang thang, cơ nhỡ; đồng thời quản lý và tài trợ hai mái ấm giáo dưỡng trẻ mồ côi tại tỉnh Cần Thơ và Long An với 285 cháu.

 

Nguồn tin: Phatgiao.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây