Nữ nghệ nhân khuyết tật - Hoàng Thị Khương không chỉ là nghệ nhân của làng thêu Quất Đông nức tiếng mà còn là Chủ tịch hội Người khuyết tật huyện Thường Tín, TP. Hà Nội và là Giám đốc Công ty TNHH Trêu tranh ảnh cao cấp Hoàng Thị Khương. Đầu năm 2024, bà là 1 trong 2 nghệ nhân thêu của TP.Hà Nội có tên trong danh sách của Bộ Công Thương trình hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Đằng sau sự thành công, ưu tú ấy là cả quá trình phấn đấu, nỗ lực của bà Hoàng Thị Khương. Khi được 3 tháng tuổi, sau một trận ốm nặng, một bên chân của bà Khương đã bị liệt vĩnh viễn. Trước hoàn cảnh ấy, mẹ động viên bà đến trường để học chữ, đồng thường cũng hướng dẫn để bà làm quen với đường kim mũi chỉ, tiếp nối truyền thống của gia đình, của làng Quất Động. Để không trở thành gánh nặng cho gia đình, bà Khương đã nỗ lực không ngừng nghỉ, học cho bằng được nghề truyền thống của gia đình. Ban đầu bà thêu “hàng chợ” để trang trải cuộc sống, sau đó khi kinh tế ổn định bà mày mọc học thêu tranh mỹ thuật để chuyền từ vai trò “thợ thêu thuê” sang người “tự sáng tạo thêu để bán”. Và bà cũng đem những tác phẩm của mình đi dự rất nhiều cuộc thi và đạt được rất nhiều giải thưởng lớn.
Năm 2004, một tổ chức phi chính phủ biết đến câu chuyện đặc biệt của bà nên đã mờ bà đến dạy thêu cho những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn ở khắp các tỉnh thành như Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Giang… Sau thời gian dài tiếp xúc, nữ nghệ nhân nhận thấy những người đồng cảnh ngộ còn nhiều bất hạnh, thế là bà quyết định tự mở xưởng dạy thêu tay miễn phí tại nhà để giúp đỡ những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn có thêm công ăn việc làm. Và thế là Công ty TNHH Thêu tranh ảnh cao cấp Hoàng Thị Khương đã được thành lập Hơn 10 năm hoạt động, nữ nghệ nhân khuyết tật này đã dạy nghề cho gần 500 người khuyết tật ở trong thôn và ở khắp các tỉnh thành.
“Mục tiêu hoạt động của chúng tôi là hỗ trợ được nhiều nhất có thể cho người lao động khuyết tật, như một điểm tựa để họ có thể tự tin sống bằng năng lực của mình. Mấy chục năm qua, tôi luôn động viên mình phải nỗ lực không ngừng nghỉ, chỉ với mong muốn chứng minh cho mọi người, đặc biệt là cộng đồng người khuyết tật, thấy được rằng: nếu nỗ lực, người khuyết tật hoàn toàn có thể làm tốt nhiều phần việc như người bình thường”, bà Khương tâm sự.
Đôi chân khiếm khuyết của người phụ nữ thôn quê ấy không chỉ vượt khỏi lũy tre làng, truyền cảm hứng cho rất nhiều người đồng cảnh mà còn đại diện cho ý chí, nghị lực của người khuyết tật Việt Nam bước đến nhiều sự kiện quốc tế. Năm 2011, bà Khương đã vinh dự giành giải nhất tại cuộc thi tay nghề dành cho những nghệ nhân là người khuyết tật (Inter Abilympics 2011). Hay gần đây nhất, năm 2009, nghệ nhân Hoàng Thị Khương cũng được trao tặng biểu trưng cho các tác phẩm tranh thêu tay xuất sắc tại SAMBHAV tổ chức ở Ấn Độ.
Nguồn Sống đẹp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự