3 câu chuyện khiến người tỉnh ngộ và rời xa vòng xoáy cám dỗ

Thứ ba - 24/01/2023 04:07
Trong xã hội ngày nay, đâu đâu cũng đầy cám dỗ, vậy làm thế nào để chống lại cám dỗ mà không bị tổn thương?
3 câu chuyện khiến người tỉnh ngộ và rời xa vòng xoáy cám dỗ

Chọn theo cám dỗ trước mắt

Một công ty lớn chuẩn bị trả mức lương cao để thuê lái xe, trải qua nhiều lần tuyển chọn cuối cùng chỉ còn 3 ứng viên ưu tú cạnh tranh với nhau. 

Chủ khảo hỏi nhóm 3 người họ: “Bên vách núi có khối vàng, các ngươi lái xe đi lấy. Bạn nghĩ sẽ giữ khoảng cách gần vách núi bao nhiêu thì không bị rơi xuống vực sâu?” 

Vị thứ nhất nhanh nhẹn trả lời trước: “2 mét”.

Vị thứ 2 tiếp tục trả lời: “1 mét”. 

“Tôi sẽ cố gắng rời càng xa vách núi càng tốt, tới mức xa nhất có thể”. Người thứ 3 nói. 

Kết quả là công ty đã chọn người thứ 3 tới làm tài xế.

Không phân cao thấp với cám dỗ 

Một hôm, cá lớn hỏi đàn cá bé: “Có một con giun đất béo, dài và ngon treo trên lưỡi câu. Làm thế nào để ăn nó?” Đàn cá con nghe xong câu hỏi liền vắt óc suy nghĩ, trong đầu chuẩn bị một phương án tốt nhất, vừa có thể thưởng thức được món ăn ngon nhưng cũng không tới mức phải bỏ mạng. 

Con cá nhỏ đầu tiên nói: “Cắn một phần con giun, dùng sức kéo mạnh để xé rách nó từ đầu móc câu xuống”. 

Con cá nhỏ thứ hai nói: “Mình sẽ từ từ nhấm từng chút từng chút một cho đến khi ăn hết con giun mắc ở móc câu”. 

Con cá nhỏ thứ ba nói: “Mình sẽ nuốt con mồi cùng với lưỡi câu để tận hưởng món ngon, sau đó sẽ từ từ nhả lưỡi câu ra”. 

Cá lớn nghe xong lắc đầu tỏ ý nói rằng tất cả câu trả lời đều không đạt, sau đó nó nói với đàn các con với ý vị thâm sâu: “Không nên cùng với cám dỗ phân cao thấp, đừng nghĩ cách để đạt được nó mà nên tránh nó ra càng xa càng tốt”. 

Tránh xa cám dỗ mới không bị thương tổn

Đây là một câu chuyện có thật được học giả Kỷ Hiểu Lam thời nhà Thanh ghi lại trong cuốn ‘Duyệt vi thảo đường bút ký’.  

Có một nhà sư ở Chiết Giang lập chí tu luyện tinh tấn, thề không sợ gian khổ để có thể tu thành. Một đêm, có cô gái xinh đẹp đi đến bên nhà sư, nỗ lực hết mức quyến rũ ông. 

Nhà sư biết đó là ma nên đã ngồi xuống nhắm mắt tọa thiền, dù người phụ nữ có dùng đủ mọi cách để quyến rũ và dụ dỗ, ông vẫn không động tâm. Bởi vì tâm của ông rất trong sáng nên người phụ nữ kia không thể đến gần giường thiền.

Người phụ đã dùng hết cách, nó đứng cách xa chỗ nhà sư và nói: “Định lực của sư phụ cao như vậy, ta thật nên đoạn tuyệt vọng tưởng. Nếu ngài có thể để ta đến gần mà vẫn không bị nhiễm, ta nhất định sẽ một lòng quy y”.

Nhà sư cho rằng định lực của mình đủ để thắng được tà ma, cho nên ông đã thản nhiên đồng ý. Người phụ nữ có thể tới gần ông, cuối cùng nó đã khiến nhà sư phá giới”. 

Sau đó nhà sư vô cùng hối hận, ông đã buồn bực u sầu mà chết.

Kỷ Hiểu Lam bình luận rằng: “Ma nhi bất lân, niết nhi bất truy, (ghi chú:  trích từ ‘Luận ngữ – Dương hóa’ của Khổng Khâu, ví von ý chí kiên định của con người sẽ không chịu ảnh hưởng bởi hoàn cảnh), chỉ có Thánh nhân mới có thể làm được, người đại hiền đều không thể làm được. Đây là vì nhà sư này bị ma nữ đánh trúng ma tính, vì vậy mới mở cửa nghênh trộm. Người trong thiên hạ tự cao tự đại, vì vậy mà có thể làm cả chuyện không dám làm, cuối cùng đã hủy hoại chính mình, đều giống như vị nhà sư người Chiết Giang vậy. 

Người tu hành vốn đã có chút đạo lực nhưng lại hơi chủ quan, không giữ vững tâm ý ban đầu, không định trụ lại được thì sẽ rơi vào vực sâu của cám dỗ. Cho nên, dù biết được rằng bản thân đã làm rất tốt rồi thì cũng vẫn cần tránh xa cám dỗ, nếu không sẽ rất dễ rơi vào vực sâu của sự cám dỗ. Cần biết rằng, một niệm nghĩ sai thì vạn kiếp bất phục!

Nguồn Dkn.tv

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây