1. Đói liên tục: Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hospital Nutrition, đường tạo ra cảm giác no nhiều hơn so với carbohydrate. Tuy nhiên, cảm giác no này chỉ là ngắn hạn. Do đó, rất có thể ngay sau đó bạn lại cảm thấy đói và quay lại ăn vặt.
2. Mệt mỏi: Về cơ bản, đồ uống có đường thường cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, hậu quả lâu dài của quá trình tiêu thụ quá nhiều đường lại phản tác dụng vì nó dẫn đến nhiều bệnh lý khiến bạn mệt mỏi.
3. Răng yếu: Chúng ta không thể chối cãi rằng, việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa đường như kẹo, bánh ngọt, nước ngọt sẽ khiến răng chúng ta ngày một yếu đi. Vì lâu dần chất đường hình thành mảng bám tích tụ trên răng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sản sinh ra axit ăn mòn răng.
4. Da lão hóa: Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinics in Dermatology, da lão hóa có thể là một dấu hiệu khác cho thấy bạn đang tiêu thụ quá nhiều đường. Điều này là do nó tạo ra các phân tử được gọi là AGES (sản phẩm cuối cùng của glycation tiên tiến), làm hỏng collagen và elastin của da.
5. Đau khớp: Mặc dù đây là một triệu chứng hiếm gặp hơn nhưng tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt có thể dẫn đến đau khớp.
6. Tăng cân: Fructose không chuyển hóa như glucose. Trong cơ thể, chỉ có gan mới sử dụng được fructose. Tuy nhiên, dự trữ fructose nhiều trong gan sẽ chuyển hóa thành triglyceride (chất béo). Chất béo này sẽ được vận chuyển và lưu trữ ở khắp cơ thể, gây tăng cân.
7. Mất tập trung: Khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn. Nguyên nhân là vì nếu bạn vô tình "quên" đồ ăn ngọt, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống dẫn đến mất cân bằng, mất tập trung.
Theo Laodong.vn