Số lượng hạt ăn vừa phải
Bệnh nhân có đường huyết cao và bệnh đái tháo đường thích hợp ăn 50-70 gam các loại hạt mỗi tuần, không nên ăn quá nhiều các loại hạt mỗi ngày.
Dầu chiết xuất từ một đĩa đậu phộng hoặc hạt dưa khoảng 10 gam, do đó, ăn quá nhiều loại hạt đồng nghĩa với việc ăn phải nhiều calo và chất béo. Những chất này sẽ được lưu trữ trong cơ thể, lâu dần cũng được chuyển hóa thành đường trong máu.
Nếu bạn ăn các loại hạt hàng ngày thì chỉ nên giới hạn 3-4 loại hạt to như óc chó, hạnh nhân, còn các loại nhỏ như hạt dưa, đậu phộng thì không quá 1 nắm nhỏ. Đồng thời, khi ăn các loại hạt, tốt nhất nên giảm lượng dầu ăn cho phù hợp. Năng lượng của 30 gam các loại hạt là 180-200 kcal, tương đương với năng lượng của 20 gam dầu thực vật.
Ăn các loại hạt khác nhau
Giá trị dinh dưỡng tổng thể của các loại hạt chủ yếu là chứa các axit béo không bão hòa, bao gồm axit béo không bão hòa đơn và axit béo không bão hòa đa.
Các axit béo không bão hòa đa chủ yếu là axit linoleic và axit alpha-linolenic. Dinh dưỡng của các loại hạt khác nhau cũng hơi khác nhau, chẳng hạn như quả óc chó, hạt bí ngô, hạt dưa hấu và hạt thông rất giàu vitamin E; hạnh nhân giàu vitamin B2, và hạt hướng dương, đậu phộng giàu vitamin B1.
Chú ý các loại hạt đặc biệt
Hạt dẻ là một loại hạt đặc biệt có thành phần chính không phải là chất béo mà là tinh bột, cụ thể là carbohydrate.
Hàm lượng carbohydrate trong hạt dẻ khoảng 47%, vì vậy người bệnh tiểu đường nên thay thế một số thực phẩm chủ yếu khi ăn hạt dẻ, để lượng đường trong máu được ổn định.
Chú ý đến phương pháp chế biến
Chọn các loại hạt khô, rang và luộc càng nhiều càng tốt, thay vì các loại hạt chiên, vì năng lượng tương đối cao. Hãy cẩn thận với các sản phẩm hạt hỗn hợp được pha trộn với đường hoặc các thành phần khác.
Theo Laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự