1. Sử dụng nha đam thay cho nước đá
Nước đá có thể làm hạn chế dòng lưu thông máu đến da và có thể làm cho tế bào bị phá hủy nghiêm trọng hơn.
Ngay lập tức đặt vùng da bị phỏng dưới vòi nước mát, giúp vết bỏng không lan ra và giữ như vậy trong thời gian ít nhất 20 phút.
Sau đó, bạn có thể sử dụng nha đam (cắt lát mỏng nha đam đắp lên vùng da phỏng) để làm dịu vết bỏng, giảm viêm nhiễm, đau, sưng tấy; kích thích làm lành, tái tạo da.
2. Kem đánh răng bạc hà
Bạn có thể sử dụng loại kem đánh răng bạc hà có màu trắng để điều trị các vết bỏng nhỏ.
Đầu tiên, cũng để vết phỏng dưới vói nước mát, nhẹ nhàng lau khô vết bỏng bằng khăn mềm và bôi một lớp mỏng kem đánh răng lên chỗ da tổn thương.
3. Sử dụng túi trà
Trà túi lọc (loại trà đen) có chứa tannic acid, giúp làm giảm cảm giác nóng rát do bỏng. Bạn có thể đặt và giữ cố định 2, 3 túi trà đen được làm mát lên chỗ phỏng.
4. Giấm
Giấm trắng có chứa acetic acid, một thành phần trong thuốc aspirin giúp giảm đau, ngứa và viêm nhiễm do bỏng; chống nhiễm trùng.
Bạn thấm ướt khăn giấy vào giấm đã pha loãng, đắp nhẹ lên chỗ bỏng hoặc sử dụng tăm bông thấm giấm pha loãng rồi thoa nhẹ lên chỗ da phỏng.
5. Mật ong
Ngoài công dụng giảm đau họng, mật ong là kháng sinh tự nhiên, giúp ngăn vết phỏng nhiễm trùng. Mật ong có độ pH trung tính, gây bất lợi cho vi khuẩn nên khi bôi lên vùng da tổn thương có thể tiêu diệt vi khuẩn đang có mặt trên da.
Mật ong cũng làm dịu vết bỏng, giảm đau và giúp làm lành da.
6. Sữa tươi
Thành phần chất béo và protein trong sữa tươi có thể làm dịu vết bỏng, thúc đẩy làm lành. Làm ướt chỗ bị phỏng bằng sữa tươi trong 15 phút để giảm cảm giác đau rát do phỏng.
Ngoài ra, các loại sữa chua nguyên kem, nguyên chất cũng có thể làm mát và làm dịu vùng da bị phỏng.
7. Yến mạch
Cho một cốc yến mạch vào nước tắm và ngâm trong 20 phút để làm dịu vùng da bị bỏng nhẹ nhưng có diện tích lớn. Với các vết bỏng nhỏ, cho yến mạch vào tô nước và làm ẩm vùng da bị ảnh hưởng.
Làm khô da bằng một lớp yến mạch mỏng cũng giúp giảm cảm giác ngứa ngáy.
8. Dầu dừa
Dầu dừa là nguồn cung cấp các dưỡng chất có tác dụng làm lành như vitamin E và các axit béo có công dụng kháng khuẩn, nấm mốc; bảo vệ vùng da phỏng khỏi nhiễm trùng.
Bạn có thể cho vài giọt nước cốt chanh vào dầu dừa rồi mát-xa hỗn hợp này lên vết bỏng. Các thành phần axit trong nước chanh sẽ giúp làm mờ sẹo và dầu dừa giúp làm lành da.
9. Bổ sung vitamin C, E
Ngoài tác dụng điều trị cảm, vitamin C còn thúc đẩy vết thương nhanh lành và sản xuất collagen, nguyên liệu nền cho da mới.
Vitamin E là chất chống oxy hóa giúp sửa chữa và bảo vệ da. Để da mau lành, bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu các vitamin C, E hay uống bổ sung 2.000 mg vitamin C và 1.000 IU vitamin E trong 1 tuần hay sau khi bị phỏng.
Bạn cũng có thể mở viên vitamin E và bôi trực tiếp lên chỗ da bị bỏng để làm lành và giảm sẹo cho vết thương.
Đức Hòa(theo Reader’s Digest)