Ngủ hơn 8 giờ đồng hồ mỗi đêm có nguy hiểm không?

Chủ nhật - 01/03/2020 14:46
Theo các chuyên gia về giấc ngủ, mỗi người có thể ngủ từ 7-9 giờ đồng hồ mỗi đêm. Tuy nhiên, một số người cần ngủ nhiều hơn và số khác lại có nhu cầu ngủ ngắn giờ hơn.
Thời gian và chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến năng suất công việc - Ảnh minh họa
Thời gian và chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến năng suất công việc - Ảnh minh họa
7-9 giờ mỗi đêm là thời gian ngủ được khuyến nghị dành cho hầu hết người trưởng thành. Do đó, nếu bạn ngủ ít hơn (6 giờ đồng hồ) hay nhiều hơn (10 giờ đồng hồ) mỗi đêm đều không vấn đề gì cả bởi vì thời gian ngủ khác nhau đối với từng độ tuổi và cá nhân, theo Tổ chức Giấc ngủ Hoa Kỳ (NSF).
 
Ví dụ, trẻ sơ sinh, trẻ chập chững tập đi cần ngủ từ 12 - 18 tiếng mỗi ngày; trẻ lớn hơn cần 11 - 13 tiếng, thanh thiếu niên (14 - 17 tuổi) cần ngủ 8 - 10 tiếng và người cao tuổi (65 tuổi trở lên) cần ngủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm.
 
Làm sao biết thời gian ngủ phù hợp của bản thân?
Hầu hết mọi người đều ngủ khoảng 8 tiếng đồng hồ mỗi đêm - con số ở giữa mức khuyến nghị. Các chuyên gia khẳng định, thời gian ngủ không nhất thiết phải là một con số cố định, miễn sao bạn cảm thấy khỏe mạnh, tỉnh táo và đầy đủ năng lượng hoạt động cho ngày tiếp theo thì đó là thời gian ngủ lý tưởng của cá nhân.
 
Lưu ý, điều này chỉ đúng khi bạn có giờ giấc ngủ ổn định, không uống các thức uống có cồn trước giờ ngủ, không có cảm giác mệt mỏi liên quan đến giấc ngủ.
 
Khi nào cần ngủ nhiều hơn bình thường?
Một số người cần ngủ nhiều hơn do nhiều nguyên nhân, trong đó có ảnh hưởng của chứng ngừng thở khi ngủ.
 
Ngừng thở khi ngủ là tình trạng đường thở bị đóng tắt trong lúc đang ngủ, xảy ra nhiều lần trong đêm và người mắc chứng này thường “thở khì khì để bắt lấy không khí”; ngáy to - điều này khiến bạn thấy mệt mỏi sau khi thức dậy.
 
Tuy nhiên, một số người chỉ cần ngủ từ 5 - 6 tiếng mỗi đêm, người có chỉ số IQ cao khi không “hoạt động hết 100% công suất” của mình.
 
Thời gian ngủ là nhu cầu khác nhau với từng người nên đừng ép mình phải ngủ ít hơn vì điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc, trạng thái tinh thần. Về lâu dài có dẫn đến thiếu ngủ, bất ổn tim mạch, hội chứng chuyển hóa, rối loạn cân nặng, bất ổn về da và sức đề kháng suy kém.
 
Gene ảnh hưởng đến nhu cầu ngủ?
Theo nghiên cứu, nhu cầu ngủ nghỉ cũng được quy định bởi gene. Do vậy, chúng ta phải tuân theo mà không thể điều chỉnh vì giấc ngủ là chức năng sinh học cần thiết mà cơ thể thiết lập.
 
Một người tuy có thể ngủ ít hơn nhu cầu của mình nhưng nếu tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra tình trạng kiệt sức.
 
Cần lưu ý gì khi thói quen ngủ nghỉ thay đổi?
Nếu những thay đổi trong thói quen ngủ nghỉ gây ra các vấn đề như: giảm tập trung và sự chú ý, dễ cáu gắt thì bạn đang có bất ổn về giấc ngủ.
 
Ngoài ra, nếu bạn phải vặn đồng hồ báo thức mỗi buổi sáng để thức dậy đúng giờ, đây chính là dấu hiệu bạn cần ngủ nhiều hơn hoặc chất lượng giấc ngủ đã bị suy giảm - cũng là biểu hiện của rối loạn giấc ngủ.
 
Chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ
Theo hầu hết các chuyên gia, chất lượng giấc ngủ quan trọng hơn thời gian ngủ. Nếu bạn ngủ đến 10 tiếng đồng hồ mà giật mình nhiều lần trong đêm thì cũng không bằng một giấc ngủ 6 giờ đồng hồ ngon lành.
 
Do vậy, khi cảm thấy mệt và thiếu ngủ hãy lưu ý đến chất lượng giấc ngủ và đánh giá xem thói quen ngủ nghỉ của bạn đã khoa học và hợp lý chưa.
 
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn khi ngủ nhiều nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau hay khi thời gian ngủ của bạn quá ít và bạn muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Đức Hòa
(theo Live Science)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây