Theo Đông y, lá lốt vị cay, mùi nồng, tính nhiệt; vào vị, đại tràng và phế. Có tác dụng ôn trung tán hàn, kiện tỳ tiêu thực, hạ khí, chỉ thống.
Theo nghiên cứu của Trường đại học Dược Hà Nội:
Thành phần hóa học của lá lốt chủ yếu là tinh dầu (chiếm 0.57%) piperin và piperidin. Nghiên cứu thực nghiệm trên súc vật cho thấy việc sử dụng lá lốt ở dạng cao, lá tươi, lá khô, nước ép lá lốt đều có tác dụng kháng sinh và chống viêm.
Trong dân gian, lá lốt thường được dùng để chữa các chứng bệnh về xương khớp như: Thấp khớp, viêm khớp, chân tay lạnh, đau lưng, mỏi gối, chân tay lạnh, phong hàn, nôn mửa, tiêu chảy, đầy bụng,…
Bài 1:
20g lá lốt, 12g thiên niên kiện, 16g gai tầm xoọng, 400ml nước. bỏ tất cả vào nồi sắc uống hết trong ngày. Mỗi ngày 1 thang uống đến khi chuyển bệnh.
Bài 2:
20g cây lá lốt lấy cả rễ, 10g rễ thầu dầu tía, 10g dây đau xương, 600ml nước. Các vị này đem cắt khúc, phơi khô rồi sắc với nước còn lại 200ml, chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Uống 7-8 ngày/ liệu trình. Dùng đến khi hết bệnh.
Bài 3:
20g lá lốt, 20g cỏ xước, 20g cành dâu, 10g ngải cứu, 20g cà gai leo, tất cả sao qua rồi sắc uống ngày 1 thang. Uống 3-5 ngày/liệu trình. Uống đến khi hết bệnh.
Bài 4: Phong thấp, đau nhức xương
16g lá lốt, 12g tầm gửi cây dâu, 12 tục đoạn. Sắc lấy nước uống trong ngày.
Bài 5: Trị đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt
15g rễ lá lốt, 15g rễ bưởi bung, 15g cây vòi voi, 15g rễ cỏ xước. Tất cả sao vàng, sắc uống trong ngày, chia làm 3 lần.
Hoặc có thể dùng bài thuốc: Lá lốt tươi cùng ngải cứu tươi với liều lượng ngang nhau. Rồi giã nát, cho thêm tí dấm rồi đảo nóng trên chảo đắp hoặc chườm.
Chữa đau răng
Dùng rễ cây lá lót tươi, giã nát cùng vài hat muối rồi vắt lấy nước. Lấy bông sạch thấm nước rồi cho vào chỗ răng đau ngậm khoảng 2-3 phút rồi dùng nước muối súc miệng.
Thực hiện cách này 3-4 lần/ ngày. Làm liên tục trong 2 ngày sẽ giúp răng đau sẽ khỏi hoặc giảm đau rõ rệt.
Trị lợm giọng buồn nôn
40g lá lốt khô tán thành bột. Hòa với nước uống trước bữa ăn. Mỗi lần dùng 2g.
Chữa viêm răng miệng
2g cao lá lốt, 2g đường kính cùng với 10ml nước hòa tan rồi ngậm.
Lưu ý: Người âm hư hỏa vượng, dạ dày nhiệt và táo bón nên dùng lá lốt hạn chế.
Nguồn tin: Khỏe và Đẹp
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự