Theo Đông y, khiên ngưu tử có vị cay, tính nóng, hơi có độc, vào 3 kinh: Thủ thái âm phế, túc thiếu âm thận và thủ dương minh đại tràng.
Có tác dụng tả thấp nhiệt ở khí phận, trục đờm, tiêu ẩm lợi nhị tiện (đại tiểu tiện) là thuốc chữa tiện bí, cước khí, chủ trị hạ khí, lợi tiểu tiện, chữa cước thũng (phù), sát khuẩn . Theo tài liệu cổ không được dùng khiên ngưu tử cùng với ba đậu.
Chữa các chứng thũng trướng:
Bài 1: Khiên ngưu 10g, nước 300ml. Sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày, nếu tiểu tiện nhiều được thì khỏi. Có thể tăng liều uống cao hơn tùy theo bệnh, có thể uống tới 40g. Bài thuốc này có tác dụng chữa phù thũng, nằm ngồi không được.
Bài 2:
Khiên ngưu, đem tán mịn, mỗi lần uống 4g, dùng nước chiêu thuốc. Có tác dụng chữa phù thũng, đại tiểu tiện không thông.
Bài 3: Phương châu xa hoàn: gồm khiên ngưu 40g, đại hoàng 20g, cam toại 10g, đại kích 10g, nguyên hoa 10g, thanh bì 10g, trần bì 10g, mộc hương 5g, khinh phấn 1g.
Tất cả tán mịn, trộn đều, hoàn thành viên, ngày uống 1 lần, mỗi lần 3g. Có tác dụng lợi thủy, hành khí. Dùng trong trường hợp bụng trướng, chân tay phù nề, ngực bụng đầy tức, khó thở, đại tiện bí, tiểu tiện ít.
Chữa trướng bụng do xơ gan hoặc viêm thận mạn tính: Dùng Khiên ngưu tử 80g, hồi hương 40g. Tất cả nghiền mịn, trộn đều. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 8g, uống khi đói bụng, chiêu thuốc bằng nước sôi, uống liên tục trong 2 - 3 ngày.
Nguồn tin: Suckhoe&doisong
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự