Mục sở thị bài thuốc tinh hoa đặc trị xương khớp của người Dao

Thứ năm - 11/05/2017 14:30
Bất ngờ biết đến bài thuốc của lương y Thành, ông Quân như tìm lại được sức khỏe đã mất bấy lâu, ăn ngon, ngủ tốt và sinh hoạt bình thường trở lại.
Mục sở thị bài thuốc tinh hoa đặc trị xương khớp của người Dao

“Yêu nhau cho thịt cho xôi/ Ghét nhau đưa đến Kim Bôi, Hạ Bì”. Vùng đất Kim Bôi từ xưa đã đi vào câu ca với sự cách biệt, hoang vu bịt bùng của rừng xanh núi đỏ. Song, cũng chính vì những cách biệt ấy mà nơi này có nhiều điều bí ẩn. Trong những bí ẩn đó phải nhắc đến cộng đồng người Dao với những phương thuốc bí truyền. Tinh hoa nghề thuốc của người Dao là những bài thuốc đặc trị gan và xương khớp. Bà Triệu Thị Thành (SN 1957, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) là một lang y nắm trong lòng bàn tay phương thuốc diệu kỳ đó.

Tiết lộ về những thảo dược quý giúp bệnh nhân viêm khớp nặng đi lại băng băng

Ông Quân bị viêm khớp nặng, đã chữa trị bằng nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng nhưng mãi không khỏi. Bất ngờ biết đến bài thuốc của lương y Thành, ông Quân như tìm lại được sức khỏe đã mất bấy lâu, ăn ngon, ngủ tốt và sinh hoạt bình thường trở lại.

Lý do chỉ có phụ nữ Dao mới theo được nghề thuốc

Trong nhiều ngày ròng rã lên huyện Kim Bôi, Hòa Bình nghiên cứu và viết về những điều kỳ diệu còn chưa được khám phá của nghề thuốc người Dao đã từng tồn tại hàng ngàn đời nay ở vùng rừng núi sương mờ này, tôi đã gặp lương y Triệu Thị Thành (SN 1957, trú tại dốc Cun, huyện Kim Bôi, Hòa Bình), Hội trưởng phục trách Hội đông y cơ sở xã Tú Sơn. Bà Thành năm nay 60 tuổi, dáng người người thấp đậm; gương mặt đã giăng nhiều nếp nhăn khắc khổ. Tính tình bà chất phác như bất cứ người đàn bà Dao nào ở đất Kim Bôi này. Bà đến với nghề từ khi về làm dâu xã Tú Sơn. Nhà chồng nhiều đời làm thuốc nên khi lấy chồng, bà thường theo mẹ chồng vào rừng hái thảo dược quý. Khi bà nhận diện thành thạo “mặt cây thuốc”, nằm lòng các bài thuốc rồi thì mẹ chồng cũng đến độ già yếu. Công việc thuốc thang dồn hết sang vai bà. Nhắc đến mẹ chồng, bà Thành không giấu nổi niềm tự hào và kính phục, bởi ở đất Tú Sơn này mẹ chồng bà là một lương y có tiếng. “Người Dao làm thuốc từ nghìn năm nay rồi, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người Dao thường chỉ truyền nghề cho con gái hoặc con dâu thôi vì phụ nữ người Dao quán xuyến mọi việc trong nhà nên thế hệ đi trước mới tin tưởng giao cho họ. Cộng đồng người Dao khắp nước toàn phụ nữ làm thuốc là vì thế đấy”, bà Thành chia sẻ.


Lương y Triệu Thị Thành chăm sóc vườn thuốc nam người Dao

Nói về bài thuốc tinh hoa đặc trị xương khớp của dân tộc mình, bà Thành rủ rỉ: “Bệnh thoái hóa xương khớp và các bệnh liên quan là căn bệnh mãn tính, cần điều trị lâu dài. Bệnh này có thể xuất hiện do tình trạng lão hóa của tuổi tác như viêm khớp, vôi hóa, đau vai gáy… hoặc cũng có thể do nghề nghiệp, chấn thương. Nếu chọn lựa chữa bằng thuốc Nam, mọi người phải kiên trì. Người bệnh hợp cơ địa, bệnh nhẹ thì chỉ mấy hôm uống thuốc là đã có tác dụng. Tuy nhiên, người nào bệnh nặng thì phải đến hàng tháng mới thấy kết quả. Bài thuốc xương khớp bí truyền của người Dao rất hiệu nghiệm trong việc chữa trị các chứng bệnh như vôi hóa, viêm khớp, gai đôi, thoái hóa đốt sống”.

Bà Thành tiết lộ bài thuốc bí truyền chữa thoái hoá xương khớp gồm 10 loại cây, tất cả đều lấy từ rừng. Có thể kể ra một số loại như cây: dèng miềng khịa (tiếng Dao -PV) loại thân leo, lá to như bàn tay, sống sâu tít trong rừng, có tác dụng chống thoái hoá trong điều trị bệnh xương khớp; cây lù sao sít thân gỗ cứng, lá nhỏ bằng hai đầu ngón tay, dùng để làm tăm, còn thân cây làm thuốc chữa tê nhức chân tay; cây địa úi có tác dụng như vitamin B1, giúp người bệnh ăn ngon, ngủ yên; cây tần khạ thì như một loại thuốc tăng lực, uống nước nấu từ cây tần khạ dù đi rừng cả ngày cũng không thấy mỏi gối, chùn chân.

Theo lương y Thành, chữa bệnh xương khớp phải gồm cả điều trị triệu chứng và điều trị cơ bản. Trong đó, việc điều trị triệu chứng bằng thuốc giảm đau, kháng viêm chỉ ngăn ngừa tình trạng viêm, đau; còn điều trị cơ bản hướng đến mục tiêu xa hơn, là cải thiện chất lượng sụn khớp và xương dưới sụn, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Ngăn ngừa sự thoái hóa của xương khớp từ sớm là xu hướng hiện nay cần được khuyến khích áp dụng. Thuốc Nam có thể trị tận gốc các căn bệnh này nếu bệnh nhân kiên trì điều trị theo đúng quy trình.


Lương y Triệu Thị Thành trao đổi về bài thuốc

Cao khô tăng cường tác dụng của các vị thuốc

Vùng núi rừng đẹp đẽ Tú Sơn bao năm nay vẫn cung cấp các loại cây rừng làm thuốc cho cộng đồng người Dao một cách nguyên sơ. Bà con hái thuốc từ vạt rừng này sang sườn núi kia, từ gần đến xa; khi cây thuốc ở những cánh rừng gần hồi sinh, phát triển, bà con quay lại tiếp tục một vòng thu hái mới. Việc đi rừng hái thuốc đòi hỏi nhiều sức lực, song công đoạn chế biến thuốc mới thực sự tốn của, tốn công. Bà Triệu Thị Thành khá chậm, song không phải là cái chậm của người chậm chạp, mà đó là cái chậm của người lương y tỉ mẩn, cẩn thận trong từng thao tác. Bà bảo làm nghề thuốc không nhanh, không ẩu được, nhanh ẩu thì lợi mình nhưng lại làm hại người bệnh. Cây thuốc lấy từ rừng về, phải thái, cắt thật nhỏ rồi đem phơi khô. Mùa hè và mùa thu là thuận nhất vì nắng nỏ, thuốc không bao giờ bị mốc. Mùa đông, xuân ẩm thấp nhiều, dễ nấm mốc nên thi thoảng bà mới phơi vài mẻ.

Trước đây người Dao làm thuốc chỉ có lá tươi hoặc phơi khô dự trữ. Gần đây bà con chế thành cao để lấy tinh chất của thuốc. Bà Thành vừa cẩn thận trông nồi nước thuốc trong chảo gang vừa giải thích: “Cây rừng ninh trong chảo gang lớn suốt mười ngày để lấy nước rồi rút lửa cô thành cao, khi nước bốc hơi hết thì còn lại tinh chất của thuốc. Cao này dùng hỗ trợ điều trị cùng với thuốc, nó có đủ các vị để trung hòa dược tính cây rừng và vị thuốc, giúp thuốc Nam nhanh có tác dụng hơn. Nhưng không phải thuốc nào cũng nấu cao được, chỉ nấu cây lù vào vâm, lù lào bay và mấy vị thuốc có tác dụng bồi bổ thôi”. Bà Thành đưa tay gạt mồ hôi bảo cả một tháng trời đỏ lửa liên tục cũng chỉ nấu được một kilogam cao thôi. Ai không mắc bệnh dạ dày thì bỏ cao vào ngâm rượu, mỗi bữa chỉ cần uống một chén nhỏ là sức khỏe được tăng cường khá nhiều rồi.  

Chúng tôi đã tìm gặp những người bệnh đã được bà Triệu Thị Thành chữa khỏi bệnh để “kiểm chứng”. Ông Nguyễn Văn Quân (62 tuổi, trú tại ngõ Quan Thổ, Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội) cho hay, ông bị viêm khớp nặng, đã chữa trị bằng nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng nhưng mãi không khỏi. Nhiều lúc khớp chân ông sưng to, tấy đỏ nhức nhối. Thấy ông khổ sở, không thể di chuyển được, một người quen mách ông đến Kim Bôi lấy thuốc của bà Thành. Ông Quân mang thuốc và cao về, cao ông bỏ vào ngâm rượu, thuốc thì sắc uống. Tuy nhiên, vì điều kiện cá nhân nên ông không sắc thuốc được điều đặn, chỉ cao ngâm là không bữa nào ông quên. Thế mà, chỉ hai tháng sau khớp của ông đã gần khỏi. Ông uống thêm một tháng nữa thì khớp đã êm hẳn, chân tay còn thấy khoẻ ra rất nhiều.

Trao đổi với phóng viên, bà Bùi Kim Dung, phụ trách Hội đông y xã Tú Sơn cho biết: “Bà Thành là người làm thuốc có kinh nghiệm lâu năm trong vùng. Bà có bài thuốc chữa xương khớp đã cứu nhiều người khỏi bệnh, nhiều người ở xa cũng tới đây nhờ bà giúp đỡ. Bà cũng là hội viên nhiệt tình, tiêu biểu và rất tích cực của Hội đông y xã nhà”.

Do có nhiều độc giả quan tâm gọi điện tới sau mỗi lần đăng tải bài thuốc , để tiện cho độc giả có thể liên hệ chúng tôi xin cung cấp số điện thoại của lương y Thành là 0126 604 2067.

T. S

(Còn nữa)

Nguồn tin: Người giữ lửa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây