Nhận biết chứng thận dương hư thủy tràn lan

Thứ hai - 14/10/2013 18:37
Chứng thận dương hư thủy tràn lan là do thận dương hư suy, khí hóa của bàng quang mất chức năng, làm cho thủy thấp đọng lại, phần nhiều do ốm lâu, chăm sóc không chu đáo, hoặc thể trạng vốn hư yếu. Thận dương hư hao mà sinh ra bệnh.
Bệnh nhân tiểu tiện ít, phù thũng từ lưng trở xuống phù nặng hơn. Ấn vào ngập ngón tay, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi lạnh, bụng trướng đầy, lưỡi nhợt bệu, có vết răng, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm trì. Chứng thận dương hư thủy tràn lan thường gặp trong các bệnh thủy thũng và đàm ẩm. Phần nhiều gặp ở người cao tuổi, thể trạng yếu. Đối với trẻ em phần nhiều do tiên thiên thận khí không dồi dào, sự chăm sóc hậu thiên không chu đáo mà gây nên. Trong quá trình diễn biến, cơ chế bệnh của chứng này diễn biến theo hai tình huống: Một là thủy khí lăng tâm. 
 
Từ thận dương hư suy, mà thủy khí nghịch lên, gây nên ứ đọng ở hung cách, làm ủng tắc tâm dương, xuất hiện chứng hồi hộp, thở gấp mà mạch xúc... Hai là thủy hàn sạ phế, từ thận dương hư, mà thủy thấp đọng lại. Khí lạnh của thủy xâm phạm lên phế, khiến cho phế khí không được tuyên thông mà xuất hiện các chứng trạng: Ho, suyễn thở, nhiều đờm giải có màu trắng, loãng. Bệnh nhân không nằm được. Bệnh ngày càng nặng lên...
 
Thận dương hư dẫn đến chứng thủy thũng, nguyên nhân là do thận mất chức năng khi hóa, thủy thấp tràn lan sinh ra bệnh.
 
Triệu chứng: Bệnh nhân phù thũng toàn thân, từ lưng trở xuống nặng hơn, ấn vào ngập ngón tay, chất lưỡi non bệu.
 
Điều trị: Ôn thận làm ấm phần dương, hóa khí hành thủy.
 
Bài thuốc thường dùng "Chân vũ thang": Phục linh 12g, bạch thược 12g, sinh khương 12g, bạch truật 8g, hắc phụ tử chế 8g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân mà gia giảm cho phù hợp. Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày.
 
Chứng thận dương hư sinh ra bệnh đàm ẩm, nguyên nhân do thận mất đi sự chưng hóa, bàng quang mất đi quyền khí hóa, thủy dịch ứ đọng ở tràng vị, mà gây ra bệnh.  
 
Triệu chứng: Ẩm tà đọng lại ở tràng vị, ngực sườn nghẽn đầy, vùng bụng có tiếng nước óc ách, khạc, nôn ra đờm giải và nước trong, bụng dưới căng tức dưới rốn rung động, tiểu tiện không lợi, rêu lưỡi nhớt, mạch huyền hoạt.
 
Bài thuốc thường dùng "Kim quỹ thận khí hoàn" (gồm hoài sơn 16g, đan bì 8g, ngưu tất 8g, ngũ vị tử 12g, phụ tử chế 12g, phục linh 12g, quế chi 8g, sơn thục địa 12g, trạch tả 12g, xa tiền tử 12g) phối hợp với bài "Ngũ linh tán" (gồm quế chi 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, trạch tả 12g, trư linh 18g). Ngày uống một thang, sắc 3 lần uống 3 lần trong ngày trước khi ăn, uống khi thuốc còn ấm. Tùy chứng có thể gia giảm cho thích hợp.

Tác giả bài viết: BS Nguyễn Xuân Hướng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây