Trước đó, các thực phẩm như thịt đỏ, hải sản và bia được biết đến là nguyên nhân chính kích thích hàm lượng acid uric tăng cao, nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, mới đây các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Otago và Aukland, New Zealand một biến thể trong gen người có thể bị xấu đi khi lạm dụng đồ uống có đường.
Nghiên cứu cho thấy các biến thể của gen SLC2A9 có tác dụng vận chuyển acid uric ra khỏi máu bài tiết qua thận đi ra ngoài cơ thể.
“Tuy nhiên, khi những người có biến thể gen này tiêu thụ nhiều đồ uống có đường, các chức năng của gen sẽ bị đảo ngược, acid uric sẽ bị vận chuyển ngược vào máu, tăng cao nguy cơ bị bệnh gút”, Phó giáo sư Tony Merriman, Khoa sinh hóa trường Đại học Otago cho hay.
“Lạm dụng đồ uống ngọt quá nhiều không chỉ khiến cho lượng acid uric tăng trong máu, nó cũng có thể ảnh hưởng và can thiệp trực tiếp vào khả năng bài tiết của thận”, ông này nói thêm.
Kết quả nghiên cứu kết luận nếu mỗi ngày uống 300 ml nước uống có đường làm tăng nguy cơ bệnh gút lên tới 13% so với thông thường.
Bệnh gút xảy ra khi acid uric trong máu bị kết tinh và dư thừa trong các khớp xương, dẫn đến tình trạng viêm.
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo bệnh nhân gút ngoài việc dùng thuốc và kiêng khem các đồ ăn theo quy định, họ cũng nên tránh xa các loại đồ uống có đường.