Có khoảng 60-70% bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng này, chủ yếu là biến chứng thần kinh ngoại biên (bao gồm dây thần kinh vận động ở tay - chân). Đáng chú ý là ngay tại thời điểm được phát hiện đái tháo đường đã có gần 10% số bệnh nhân có biến chứng thần kinh.
Biến chứng thần kinh ngoại biên thường xuất hiện sớm và dễ nhận biết với các biểu hiện như đau cơ, cảm giác tê bì, kiến bò, kim châm; nóng bỏng hay tê lạnh, thậm chí rát bỏng ở đầu ngón tay, ngón chân.
Tê chân tay - biểu hiện của biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường
Biến chứng thần kinh ngoại biên: Thường xuất hiện sớm, tổn thương chủ yếu ở chi trên và chi dưới, bao gồm các triệu chứng như: cảm giác tê bì, kiến bò, kim châm, đau cơ, nóng bỏng hay tê lạnh, thậm chí rát bỏng ở đầu ngón tay, ngón chân. Đau hay tê tự phát vào ban đêm, không có chu kỳ, không khu trú. Đặc biệt là đau cả lúc nghỉ ngơi, nhưng lại giảm đi khi vận động. Đây là dấu hiệu phân biệt với tổn thương các mạch máu ở chi dưới trong bệnh đái tháo đường (viêm động mạch chi dưới). Khi tổn thương thần kinh ngoại biên nặng do đái tháo đường, bệnh nhân có thể bị teo cơ, liệt nhẹ. Khi đó, cảm giác ở bàn tay bàn chân giảm, mức độ sừng hóa da tăng lên, có thể xuất hiện các ổ loét da giữa các vùng sừng hóa mà người bệnh không biết.
Ngoài ra, còn hai nhóm tổn thương do biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường là:
- Biến chứng thần kinh vận động: thường ít gặp hơn. Trong biến chứng này, các dây thần kinh bị viêm với các biểu hiện: sụp mi mắt (tổn thương dây thần kinh số 3), lác ngoài (dây thần kinh số 4), liệt mặt (dây thần kinh số 7), mất vận động nhìn ngoài (dây số 6), điếc (dây số 8).
- Biến chứng thần kinh thực vật: thường kết hợp với các biến chứng thần kinh ngoại biên, và được coi là rối loạn thần kinh nội tạng. Có thể gặp như: nhịp tim nhanh khi nghỉ, giảm sự tiết mồ hôi, giảm sự co giãn của đồng tử, giảm trương lực cơ hệ tiêu hóa (buồn nôn, nôn hay đầy bụng sau khi ăn…), giảm co bóp cơ bàng quang (gây ứ đọng nước tiểu), liệt dương ở nam giới.
Nguyên nhân gây biến chứng thần kinh ở các bệnh nhân đái tháo đường
Cơ chế gây tổn thương thần kinh ở các bênh nhân đái tháo đường chưa được biết rõ, có thể do tình trạng đường máu cao kéo dài sẽ gây tổn thương (tắc, hẹp) các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Mặt khác đường máu cao còn sinh ra các sản phẩm chuyển hóa gây độc cho dây thần kinh.
Hậu quả là các dây thần kinh bị thoái hóa, tốc độ dẫn truyền các tín hiệu bị chậm lại, có khi mất hẳn. Hầu hết những tổn thương này có tính chất thoái hóa vĩnh viễn, và khi có trên 50% số sợi trục bị tổn thương thì khả năng phục hồi là không thể.
Ngoài việc không kiểm soát tốt đường máu, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc biến chứng thần kinh ở bênh nhân đái tháo đường như: thời gian bị đái tháo đường lâu; tuổi cao (tỷ lệ bị biến chứng thần kinh là 5% ở những bệnh nhân 25-29 tuổi, nhưng tăng cao tới 44,2% ở những người 70-79 tuổi).
Điều trị và ngăn ngừa biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường
Nếu đang mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường thì tê chân tay chính là biến chứng thường gặp và nguy hiểm của bệnh, cần điều trị sớm theo hướng dẫn sau:
Theo dõi và kiểm soát đường máu ở giới hạn cho phép qua chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và dùng thuốc kiểm soát đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều trị sớm các biến chứng thần kinh bằng các sản phẩm có tác dụng điều trị viêm đau dây thần kinh và các rối loạn chức năng thần kinh, điều trị tê chân tay, và ngăn ngừa biến chứng thần kinh nặng thêm. Vindermen là dược phẩm có tác dụng điều trị này và nhanh chóng giúp người bệnh hết triệu chứng đau hoặc tê chân tay, ngăn biến chứng nặng thêm và người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh, hoạt bát.
Bên cạnh đó, tập luyện thể thao đều đặn, chăm sóc bàn tay, bàn chân hàng ngày (giữ sạch, rửa bằng nước ấm, tránh trầy xước,…) và nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm để kiểm soát bệnh và phát hiện các biến chứng sớm nhất.
Tác giả bài viết: Lê Phương
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự