Phương thuốc bổ thận, cố tinh, chỉ niệu của ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Đông y, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 đã chữa khỏi bệnh hoàn toàn cho rất nhiều bệnh nhân như thế.
Khổ vì suốt ngày đi tiểu
Chị Hoàng Thị Xuân (33 tuổi ở Hoàng Hóa, Thanh Hóa) không sao giấu nổi niềm vui khi khỏi được căn bệnh "đi tiểu suốt ngày đêm" khoảng 30 lần/ngày. Chị không bị đau lưng, không đái buốt, đái rắt... và Tây y không tìm ra nguyên nhân. Được người quen mách, chị ra Hà Nội khám Đông y, được ThS.BS Hoàng Khánh Toàn chẩn đoán chứng "Niệu tần" - đi tiểu nhiều lần - nguyên nhân chủ yếu là do thận hư gây nên. Sau liệu trình uống 30 thang thuốc sắc chị đã khỏi bệnh.
Tương tự, ông Nguyễn Thành Chung (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) tự nhiên bị chứng đi tiểu mỗi đêm 7 - 10 lần. Kết quả khám: Siêu âm tiền liệt tuyến không to, không bị tiểu đường hay sỏi tiết niệu, xét nghiệm nước tiểu bình thường... sau 1 đợt trị liệu 15 thang thuốc sắc uống ông đã khỏi bệnh.
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn cho biết, nước tiểu được bài xuất ra ở thận, theo hai đường niệu quản (niệu quản phải và niệu quản trái) được đưa tới chứa ở bàng quang (dung tích ở người trưởng thành khoảng 300 - 400ml). Khi bàng quang đầy sẽ kích thích cơ thể gây nên phản xạ đi tiểu.
Tuy nhiên, ngoài phản xạ của bàng quang, việc đi tiểu còn được điều hòa bởi hệ thần kinh nên vẫn có thể nhịn tiểu được một thời gian nhất định nào đó. Khi ngủ, tốc độ lọc nước tiểu ở cầu thận và sự kích thích co bóp ở bàng quang cũng giảm hơn nên có giấc ngủ dài và không phải tỉnh dậy đi tiểu ban đêm.
Nhưng hiện tượng tiểu đêm ở nhiều người mắc mà không tìm ra nguyên nhân để lại những ảnh hưởng xấu như không thể ngủ trở lại được; buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Thậm chí, tiểu đêm là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác và làm tăng tỷ lệ tử vong, nhất là ở người cao tuổi.
Thận muốn khoẻ phải bổ thêm tỳ
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn nhấn mạnh, đi tiểu nhiều trước tiên phải nghĩ đến nguyên nhân do bàng quang, nhưng trên thực tế không đơn giản như vậy.
Theo Tây y, ở phụ nữ thường liên quan đến việc sinh đẻ, mãn kinh, sa tử cung... Ở nam giới, do phì đại, u xơ tuyến tiền liệt. Ngoài ra, do bệnh đường tiết niệu, do đái tháo nhạt, đái tháo đường, huyết áp cao, suy tim, rối loạn giấc ngủ... Nhiều trường hợp không tìm ra nguyên nhân và được coi là rối loạn tiểu tiện cơ năng.
Y học cổ truyền quan niệm, chức năng tiểu tiện trong cơ thể chủ yếu do hai cơ quan là thận và bàng quang đảm nhiệm. Đối với người trẻ tuổi khoẻ mạnh, âm dương cân bằng và đầy đủ thì ban đêm ít tiểu tiện. Khi tuổi cao, ban đêm đi tiểu tiện nhiều, đó là thủy hỏa đều bất túc. Chứng đi tiểu tiện nhiều vào ban đêm ở người cao tuổi phần lớn là do thận dương hư yếu. Vả lại ban ngày là dương, ban đêm là âm, ban đêm âm thịnh dương suy, cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần là do dương khí suy yếu gây nên.
Vì vậy, việc điều trị, nên chú trọng ôn bổ thận dương. Nếu chứng trạng nhẹ, biểu hiện thận dương hư không rõ lắm, thường gặp ở người trẻ tuổi mắc bệnh thời gian ngắn, nói chung trách cứ vào vai trò khí hóa của bàng quang, điều trị nên chú trọng bổ khí và làm vững bàng quang.
Thận muốn khoẻ phải bổ thêm tỳ, cho nên phải kiêm bổ cả tỳ và thận, cùng một lúc vừa ôn dương vừa cố sáp. Khi cắt thuốc cần chú trọng lựa chọn, bào chế và phối hợp các vị thuốc có tác công dụng bổ thận, cố tinh và chỉ niệu. Các vị thuốc thường được dùng như nhục quế, sà sàng tử, ích chí nhân, sơn thù, kim anh tử, khiếm thực, thỏ ty tử, tang phiêu tiêu...